Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 4: Bàn phím máy tính - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 4: Bàn phím máy tính - Năm học 2021-2022

Hoạt động của GV

1. Khởi động

- Em hãy nhắc lại các bộ phận chính của máy tính?

- Nhận xét và cho HS quan sát hình ảnh bàn phím máy tính.

- Chuyển ý: Chúng ta đã biết bàn phím máy tính là một trong các bộ phận chính của máy tính để bàn. Vậy khu vực chính của bàn phím máy tính gồm những hàng phím nào? Và cách sử dụng ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay “Bàn phím máy tính”.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ1: Tìm hiểu về khu vực chính của bàn phím.

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh bàn phím có làm dấu về khu vực chính.

- Gọi HS lên xác định khu vực chính trên bàn phím thật.

- Nhận xét, tuyên dương, kết luận.

- Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.

HĐ2: Khu vực chính của bàn phím máy tính

- Yêu cầu HS quan sát hình về các hàng phím trên khu vực chính và gọi tên các hàng phím.

- Nhận xét, kết luận.

- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm máy để xác định vị trí các hàng phím.

- Gọi vài HS đại diện các nhóm lên xác định vị trí các hàng phím trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS xác định 2 phím có gai.

- Nhận xét, chốt ý và giải thích ý nghĩa của hai phím có gai.

- Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.

3. Thực hành

- GV yêu cầu học sinh cả lớp tham gia chơi trò chơi “Kiểm tra trí nhớ”. Một bạn đọc tên hàng phím và một bạn chỉ hàng phím đó trên bàn phím.

- GV hướng dẫn HS cách ghi điểm để tăng tính hấp dẫn của trò chơi.

- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Vận dụng

HĐ1: Vận dụng

- GV yêu cầu HS quan sát bàn phím máy tính, điền tiếp các số và chữ cái còn thiếu trên các hàng phím rồi so sánh kết quả với bạn.

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.

- GV kiểm tra kết quả.

- Nhận xét.

HĐ2: Củng cố - dặn dò

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của cá nhân, nhóm học tập.

- GV tổng kết lại những nội dung HS cần ghi nhớ. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.

 

docx 5 trang ducthuan 05/08/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 4: Bàn phím máy tính - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Lớp 3
Ngày soạn: 21/9/2021 
Bài 4: Bàn phím máy tính (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức - kỹ năng:
- Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính.
- Chỉ ra được vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính.
- Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính. 
2. Năng lực: Sử dụng được bàn phím và đặt tay đúng vị trí trên bàn phím.
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ các bộ phận của máy tính.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bàn phím.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Em hãy nhắc lại các bộ phận chính của máy tính?
- Nhận xét và cho HS quan sát hình ảnh bàn phím máy tính.
- Chuyển ý: Chúng ta đã biết bàn phím máy tính là một trong các bộ phận chính của máy tính để bàn. Vậy khu vực chính của bàn phím máy tính gồm những hàng phím nào? Và cách sử dụng ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay “Bàn phím máy tính”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu về khu vực chính của bàn phím.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh bàn phím có làm dấu về khu vực chính. 
- Gọi HS lên xác định khu vực chính trên bàn phím thật.
- Nhận xét, tuyên dương, kết luận.
- Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.
HĐ2: Khu vực chính của bàn phím máy tính
- Yêu cầu HS quan sát hình về các hàng phím trên khu vực chính và gọi tên các hàng phím.
- Nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm máy để xác định vị trí các hàng phím.
- Gọi vài HS đại diện các nhóm lên xác định vị trí các hàng phím trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS xác định 2 phím có gai.
- Nhận xét, chốt ý và giải thích ý nghĩa của hai phím có gai.
- Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.
3. Thực hành
- GV yêu cầu học sinh cả lớp tham gia chơi trò chơi “Kiểm tra trí nhớ”. Một bạn đọc tên hàng phím và một bạn chỉ hàng phím đó trên bàn phím.
- GV hướng dẫn HS cách ghi điểm để tăng tính hấp dẫn của trò chơi.
- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng
HĐ1: Vận dụng
- GV yêu cầu HS quan sát bàn phím máy tính, điền tiếp các số và chữ cái còn thiếu trên các hàng phím rồi so sánh kết quả với bạn.
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
- GV kiểm tra kết quả.
- Nhận xét.
HĐ2: Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của cá nhân, nhóm học tập.
- GV tổng kết lại những nội dung HS cần ghi nhớ. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhắc lại.
- Quan sát.
- Lắng nghe
- Quan sát.
- 2 - 3 HS lên xác định.
- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Quan sát.
- 2 - 3 HS gọi tên hàng phím.
- Hoạt động nhóm để thực hiện.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS xác định.
- Lắng nghe.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS quan sát và điền tiếp theo yêu cầu.
- So sánh kết quả với bạn.
- HS báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ nội dung tổng kết bài học của GV.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Bài 4: Bàn phím máy tính (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức - kỹ năng:
- Nêu được vị trí của các hàng phím theo yêu cầu.
- Thực hiện đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính. 
2. Năng lực: HS tự thực hiện được các nhiệm vụ học tập cá nhân, học tập theo nhóm.
3. Phẩm chất: HS chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bàn phím.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS quan sát video gõ các phím trên bàn phím bằng 10 ngón tay.
- Em có nhận xét gì về tốc độ và độ chính xác khi gõ phím ở video trên?
- Nhận xét và nêu tác dụng của việc gõ phím bằng 10 ngón tay.
- Chuyển ý: Vậy việc gõ phím bằng 10 ngón tay như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Bàn phím máy tính”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ1: Cách đặt tay lên bàn phím máy tính
- Cho HS xem tranh về cách đặt tay lên bàn phím và trả lời câu hỏi
+ Ngón trỏ trái đặt lên phím nào?
+ Ngón trỏ phải đặt lên phím nào?
+ Hai ngón cái đặt lên phím nào?
+ 
- Nhận xét, kết luận:
+ Hai ngón trỏ đặt trên phím có gai (F,J)
+ Hai ngón cái đặt trên phím cách
+ Các ngón còn lại đặt sát nhau trên hàng phím cơ sở
- GV hướng dẫn HS đặt tay đúng cách
- Mời đại diện các tổ thực hiện đặt tay lên bàn phím.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Thực hành
- GV yêu cầu học sinh cả lớp tập đặt tay đúng cách trên bàn phím.
- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng
HĐ1: Vận dụng
- GV yêu cầu HS quan sát cách đặt tay lên bàn phím trong hai hình sau: 
? Theo em cách đặt tay lên bàn phím như vậy đúng hay sai? Giải thích vì sao?
- GV nhận xét, kết luận.
- Để thao tác gõ phím linh hoạt, nhanh, chính xác không chỉ cần đặt các ngón tay đúng như yêu cầu mà tư thế đặt tay sao cho thoải mái cũng rất quan trọng.
- GV đưa ra một số tư thế đặt tay chưa chính xác để từ đó HS rút kinh nghiệm cho bản thân khi đặt tay lên bàn phím máy tính.
HĐ2: Củng cố - dặn dò
- Kể tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím máy tính?
 - Trong khu vực chính có hai phím có sự khác biệt so với các phím khác trên hàng phím, đó là những phím nào? 
- Nêu lại cách đặt tay đúng trên bàn phím. 
- GV nhận xét, tổng kết lại những nội dung HS cần ghi nhớ. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
- Quan sát.
- Trả lời: Nhanh và chính xác.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- HS quan sát.
- Vài HS trả lời.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại
- HS quan sát
- Đại diện các tổ lên thực hành
- Lớp quan sát, nhận xét
- Cả lớp thực hành theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Trả lời theo ý hiểu.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_bai_4_ban_phim_may_tinh_nam_hoc_2021_2.docx