Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 2

Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 2

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.

2. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết.

- 2 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - kể lại câu chuyện (19 phút)

* Mục tiêu: Giúp các em biết nghe, hiểu nội dung câu chuyện và kể lại được

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.

- Mời HS đọc yêu cầu của bài.

- Giới thiệu: Phạm Ngũ Lão là 1 vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng (nay thuộc tỉnh Hải Dương).

- Mở bảng lớp gọi HS đọc 3 câu hỏi gợi ý.

- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK

- Kể chuyện lần 1

- Đặt câu hỏi: Truyện có những nhân vật nào?

- Nói thêm: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1285 – 1288).

- Kể chuyện lần 2

- Nêu từng câu hỏi trong SGK cho HS trả lời

- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tập kể lại câu chuyện.

- Yêu cầu các nhóm thi kể chuyện

- Nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.

b. Hoạt động 2: Viết câu trả lời (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp viết lại được câu trả lời b, c ở Bài tập 1

* Cách tiến hành:

Bài tập 2 : Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm bài các nhân

- Gọi HS đọc bài viết

- Nhận xét câu trả lời của HS

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc câu hỏi gợi ý.

- Quan sát tranh minh họa

- Lắng nghe

- 1 HS phát biểu

- Lắng nghe

- Trả lời câu hỏi của GV

- Từng nhóm phân vai kể lại câu chuyện.

- Các nhóm thi kể chuyện theo phân vai.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- Làm bài vào vở

- 4 HS lần lượt đọc bài viết

 

doc 20 trang ducthuan 08/08/2022 3190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN
 tuần 19
Nghe - Kể: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nghe - kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
2. Kĩ năng : Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Lắng nghe tích cực. Thể hiện sự tự tin. Quản lí thời gian.
	- Phương pháp: Đóng vai. Trình bày 1 phút. Làm việc nhóm.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - kể lại câu chuyện (19 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết nghe, hiểu nội dung câu chuyện và kể lại được
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Giới thiệu: Phạm Ngũ Lão là 1 vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
- Mở bảng lớp gọi HS đọc 3 câu hỏi gợi ý.
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK
- Kể chuyện lần 1
- Đặt câu hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
- Nói thêm: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1285 – 1288).
- Kể chuyện lần 2
- Nêu từng câu hỏi trong SGK cho HS trả lời
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS tập kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu các nhóm thi kể chuyện 
- Nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
b. Hoạt động 2: Viết câu trả lời (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp viết lại được câu trả lời b, c ở Bài tập 1
* Cách tiến hành:
Bài tập 2 : Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài các nhân
- Gọi HS đọc bài viết
- Nhận xét câu trả lời của HS
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi gợi ý.
- Quan sát tranh minh họa
- Lắng nghe
- 1 HS phát biểu
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi của GV
- Từng nhóm phân vai kể lại câu chuyện.
- Các nhóm thi kể chuyện theo phân vai.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Làm bài vào vở
- 4 HS lần lượt đọc bài viết 
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
 tuần 20
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nắm được một số kiến thức cơ bản về báo cáo hoạt động.
2. Kĩ năng : Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (Bài tập 1).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Không yêu cầu làm Bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: trực tiếp (1 phút).
b. Hoạt động 2 : Báo cáo về hoạt động của tổ (30 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói biết báo cáo về các hoạt động của tổ 
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua 
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua ”Noi gương chú bộ bộ đội”.
- Nhắc nhở HS: 
 + Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 
 Mục 1: Học tập.
 Mục 2: Lao động.
 + Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn”.
 + Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình
 + Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
- Cho HS học nhóm 4
- Yêu cầu các tổ làm việc:
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng.
+ Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng. Báo cáo trước lớp về kết quả học tập và lao động của tổ mình.
+ Cho HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày BC trước lớp. 
- Cả lớp bình chọn HS có bản BC tốt nhất.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc thầm lại bài
- Lắng nghe.
- HS học nhóm 4
- Các thành viên trao đổi trong nhóm.
- Lần lượt đóng vai tổ trưởng để báo cáo trước lớp.
Đại diện nhóm thi báo cáo trước lớp.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
tuần 21
NÓI VỀ TRI THỨC
Nghe - Kể: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (Bài tập 1).
2. Kĩ năng : Nghe - Kể được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (Bài tập 2).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Nói về trí thức (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong bức tranh là ai và họ đang làm gì?
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: QS các bức tranh và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo tranh cho HS quan sát:
- Mời 1 HS làm mẫu (nói nội dung bức tranh 1)
- Cho HS học nhóm 4
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét chốt lại nôi dung từng bức tranh
b. Hoạt động 2: Nghe - kể (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em nghe và kể lại đúng câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện nanâng niu từng hạt giống
- Yêu cầu HS đọc đề bài và các gợi ý trong SGK
- Kể câu chuyện lần 1. 
- Cho HS quan sát tranh ông Lương Định Của.
- Đặt câu hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống?
+ Ông Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa?
- Kể chuyện lần 1 và lần 2
- Cho HS tập kể chuyện.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Chốt lại: Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát tranh
- Cả lớp theo dõi
- Học nhóm 4
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc 
- Lắng nghe 
- QS tranh
- Phát biểu
- Cả lớp nghe
- Tập kể nhóm đôi
- 1HS kể lại chuyện.
- 3HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
 tuần 22
NÓI VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong sách giáo khoa (Bài tập 1).
2. Kĩ năng : Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) ở Bài tập 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Kể về người lao động trí óc (18 phut1)
* Mục tiêu: Giúp các em biết nói về một người lao động trí thức 
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Hãy kể về 1 người lao động trí óc mà em biết.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS kể tên một số nghề lao động trí óc
- Mời 1 HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn.
- Treo bảng phụ cho HS đọc gợi ý :
 1. Người đó tên là gi? Làm nghề gì? ở đâu? Quan hệ như thế nào với em?
 2. công việc hằng ngày của người đó là gì? Công việc đó có gì nổi bật, đặc biệt?
 3. Người đó làm việc với tinh thần và thái độ như thế nào?
 4. Công việc đó quan trọng và cần thiết như thế nào đối với mọi người?
 5. Em có thích công việc ấy không?
 6. Tình cảm của em đối với người đó?
- Cho HS tập kể theo nhóm đôi
- Mời 1 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại.
b. Hoạt động 2: Viết về người lao động trí óc (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp viết thành một đoạn văn ngắn mà các em vừa kể.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS viết vào vở từ 7-10 câu những lời mình vừa kể.
- Theo dõi nhắc nhở các em.
- Mời 3 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS kể
- 1 HS nói về người lao động trí thức.
- Đọc gợi ý
- Học nhóm đôi
- 1 HS thi kể chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Viết bài vào vở.
- 3 HS đọc bài viết của mình.
Cả lớp nhận xét.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
tuần 23
KỂ VỀ MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong sách giáo khoa (Bài tập 1).
2. Kĩ năng : Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) ở Bài tập 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Giáo viên có thể thay đề bài khác cho phù hợp - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Thể hiện sự tự tin. Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận. Ra quyết định. Quản lí thời gian. 
	- Phương pháp: Làm việc nhóm-chia sẻ thông tin. Trình bày 1 phút. Đóng vai.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết kể lại tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:Hãy kể lại 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
- Mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- Nhắc nhở HS có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý
- Gọi HS kể 
- Sửa cho HS những chỗ chưa đạt.
b. Hoạt động 2: Viết về buổi biểu diễn nghệ thuật (16 phút)
* Mục tiêu: Giúp viết thành một đoạn văn ngắn mà các em vừa kể.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Dựa vào những điều vừa kể, hãy viiết 1 đoạn văn về 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Nhắc nhở HS viết vào vở rõ ràng, từ 7 – 10 câu những lời mình vừa kể.
- Cho HS làm bài vào vở
- Theo dõi nhắc nhở các em.
- Mời 5 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt.
- 1HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Lắng nghe
- 4 HS kể trước lớp
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- 5 HS đọc bài viết của mình.
- Cả lớp nhận xét.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Cho 2 HS thi kể về buổi biểu diễn nghệ thuật
* Giáo dục: Khi xem bất cứ buổi biểu diễn nghệ thuật nào các em phải thể hiện sự tự tin của mình, tư duy 1 cách sáng tạo có nhận xét, bình luận đúng, rồi ra quyết định và phải làm chủ được thời gian khi xem.
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
tuần 24
Nghe - Kể: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nghe - kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng kể chuyện trước đám đông.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết nghe và TLCH 
* Cách tiến hành:
- Kể chuyện.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
 + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì?
 + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
 + Vì sao mọi ngừơi đua nhau đến mua quạt?
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Kể xong lần 1, 2 đặt câu hỏi:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và bàphàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vàonhững chiếc quạt để làm gì? 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- Kể chuyện lần 3 cho HS nghe.
- Tóm tắt lại câu chuyện
b. Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện (16 phút)
* Mục tiêu: Giúp cho HS thực hành kể lại câu chuyện
* Cách tiến hành:
- Cho HS tập kể theo nhóm nhóm đôi tập kể lại câu chuyện.
- Gọi 1 số nhóm thi kể chuyện.
- Yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt.
- Đặt câu hỏi:
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này
- Chốt lại: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ có tên gọi là nhà thư pháp
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Quan sát tranh minh họa.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Từng cặp HS kể.
- Thi kể chuyện.
- Lắng nghe và nhận xét.
- Phát biểu
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
 tuần 25
KỂ VỀ LỄ HỘI
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nắm được kiến thức về kể chuyện thông qua tranh ảnh.
2. Kĩ năng : Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức tranh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Tư duy sáng tạo. Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực. 
	- Phương pháp: Làm việc nhóm-chia sẻ thông tin. Trình bày 1 phút. Đóng vai.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Quan sát ảnh (10 phút)
* Mục tiêu: HS biết quanh cảnh, việc làm của người tham gia lễ hội
* Cách tiến hành:
- Viết lên bảng 2 câu hỏi: 
 + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào? 
 + Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi
- Yêu cầu HS quan sát 2 bức ảnh trong SGK theo nhóm đôi để TLCH trên.
b. Hoạt động 2: HS thực hành kể (15 phút)
* Mục tiêu: HS biết kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
* Cách tiến hành:
- Cho HS tập kể theo cặp
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể 
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại.
* Giáo dục: chúng ta phải tìm hiểu một số lễ hội của đất nước và góp phần vào việc giữ gìn nét văn hoá riêng của đất nước ta.
- 1 HS đọc
- Quan sát ảnh minh họa và trao đổi để TLCH
- Từng cặp HS tập kể
- Từng cặp HS tiếp nối nhau giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- HS cả lớp nhận xét.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
tuần 26
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (Bài tập 1).
2. Kĩ năng : Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) ở Bài tập 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Giáo viên có thể chọn đề bài khác cho phù hợp - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Tư duy sáng tạo. Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực. 
	- Phương pháp: Làm việc nhóm - chia sẻ thông tin. Trình bày 1 phút. Đóng vai.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Kể miệng (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết kể về một ngày hội.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ viết sẵn gợi ý và gọi 1 HS đọc
- Nhắc nhở HS:
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Ví dụ: hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc.
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem tivi, xem phim.
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câuchuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung đượ quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Cho HS tập kể nhóm đôi
- Yêu cầu vài HS đứng lên tiếp nối nhau thi kể.
- Nhận xét, bình chọn HS kể tốt nhất.
- Nhắc nhở HS những điều lưu ý khi kể
b. Hoạt động 2: Kể viết (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu các em viết vào vở những điều các em đã kể thành một đoạn văn từ 5 câu.
- Mời 3 HS đứng lên đọc bài viết của mình.
- Nhận xét.
- Nhấn mạnh cách viết đoạn văn về lễ hội
* Giáo dục: Chúng ta phải biết phát huy và giữ gìn nét văn hoá dân tộc như: chơi trò chơi dân gian, 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc gợi ý
- Kể nhóm đôi
- 3 HS thi kể chuyện.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Làm bài vào vở.
- 3 HS đọc bài viết của mình.
- Cả lớp nhận xét.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
tuần 28
KỂ LẠI TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết kể lại một trận thi đấu thể thao theo gợi ý ‎cho trước.
2. Kĩ năng : Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... dựa theo gợi ý (Bài tập 1).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Giáo viên có thể chọn đề bài khác cho phù hợp với học sinh ở Bài tập 1; không yêu cầu làm Bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài Tin thể thao (Sách giáo khoa Trang 86 – 87) trước khi học bài Tập làm văn.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét. Quản lí thời gian. Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực. 
	- Phương pháp: Đặt câu hỏi. Thảo luận cặp đôi-chia sẻ. Trình bày ý kiến cá nhân. 
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng (1 phút)
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài ( 20 phút)
* Mục tiêu : Giúp HS làm tốt các bài tập theo quy định
* Cách tiến hành :
 Bài 1
- Một hs đọc yêu cầu của BT
- GV nhắc HS : 
+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc ti vi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách báo 
+ Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, cỏ thể linh hoạt thay đổi các trình tự gợi ý.
- HS kể mẫu
- Từng cặp hs tập kể
- Một số hs thi kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất 
- Nghe GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn.
-1 HS kể mẫu
- Từng cặp hs tập kể
- 2, 3 hs thi kể trước lớp.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
 tuần 29
VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết viết lại một trận thi đấu thể thao.
2. Kĩ năng : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Giáo viên có thể chọn đề bài khác cho phù hợp với học sinh ở Bài tập 1 - theo chương trình giảm tải của Bộ.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết viết về buổi thi đấu thể thao.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Kể về trận thi đấu thể thao
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhắc nhở HS:
+ Trước khi viết, cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 (tiết trước) đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
+ Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung đựơc trận đấu.
+ Nên viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết bài vào vở (để có thói quen cân nhắc, thận trọng khi nói, viết).
- Giáo viên treo tranh:
- Mời vài HS đứng lên kể theo 6 gợi ý.
b. Hoạt động 2: HS thực hành viết (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết viết được 1 đoạn văn ngắn đủ ý diễn đạt rõ ràng
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS viết bài vào vở 
- Mời 3 HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát tranh.
- 3 HS kể theo tranh và gợi ý.
- Viết bài vào vở
- 3 HS đọc bài viết.
- Lớp nhận xét
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
tuần 30
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Bước đầu có kiến thức về viết thư cho bạn.
2. Kĩ năng : Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Giáo viên có thể chọn đề bài khác cho phù hợp với học sinh - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tư duy sáng tạo. Thể hiện sự tự tin. 
	- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trải nghiệm. Đóng vai. 
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết viết một lá thư gửi cho một người bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
- Chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh. Người bạn này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn đó thì càng tốt.
- Nội dung bức thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng nhau chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
- Mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạn thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không có dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
b. Hoạt động 2: HS thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS viết được lá thư cho bạn
* Cách tiến hành:
- Cho HS viết bài vào vở.
- Gọi 5 HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt. 
* Giáo dục: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự tự tin khi viết thư cho bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc.
- Viết bài vào vở.
- 5 HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
 tuần 31
THẢO LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
2. Kĩ năng : Trình bày được ý kiến của mình trước đám đông.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu ý: Không yêu cầu làm Bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* MT: Giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên (gián tiếp).
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. Đảm nhận trách nhiệm. Tư duy sáng tạo. 
	- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trải nghiệm. Đóng vai. 
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài (22 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”, bày tỏ được ý kiến của riêng mình
* Cách tiến hành:
Bài 1.
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhắc lại trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. 
- Mời 1HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.
- Nhắc nhở HS:
+ Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường.
+ Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo. Sau đó, đưa những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.
- Theo dõi, giúp đỡ các em.
- Yêu cầu các nhóm tổ chức cuộc họp.
- Nhận xét, bình chọn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc.
- Học sinh chia nhóm.
- Trao đổi, phát biểu, 1 HS trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn.
- Các nhóm tổ chức cuộc họp.
 - Phát biểu
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .
* MT: Giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
tuần 32
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết kể lại một việc tốt đã làm bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng : Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* MT: Giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên (gián tiếp).
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận; Đảm nhận trách nhiệm; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo. 
	- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trải nghiệm. Đóng vai. 
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_3_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc