Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới, nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với

giọng đọc phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học. Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè, tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới.

- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được: Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.

pdf 6 trang Quỳnh Giao 07/06/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 1. CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT
(Đọc: Chiếc nhãn vở đặc biệt tiết 1 – 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới, nêu được
phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh
minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa;
bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với
giọng đọc phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội
dung bài học. Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè
sau kì nghỉ hè, tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học
mới.
- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được: Phiếu đọc sách và
biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học : HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn
tài liệu, phương tiện học tập trước giừ học, quá trình tự giác tham gia các
và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp, 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Khả năng phân công và phối hợp thực
hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo : HS đưa ra các phương na strar lời
cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài
học để giải quyết vấn đề thường gặp
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng
lực văn học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ bạn trong
học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động
nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
+ Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho
năm học mới
+ Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó, câu dài và đoạn từ Chị
Hai rủ tôi hiện lên.
+ Mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.
+ Hình ảnh sơ đồ trò chơi Vui đến trường phóng to (nếu có)
- Đối với HS:
+ Sách, vở, dụng cụ học tập
+ Sách có truyện về trường học và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện
đã đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm về chủ đề, tạo
tâm thế hứng thú trước khi bước vào tiết học.
b. Cách thức thực hiện:
- GV giới thiệu tên chủ đề và nêu cách hiểu hoặc
suy nghĩ của em về tên chủ điểm Vào năm học - HS tập trung, chú ý lắng nghe
mới.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Nói với bạn
những việc em chuẩn bị cho năm học mới?
- GV mời đại diện 2 – 3 cặp chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. ĐỌC
1.1. Đọc và trả lời câu hỏi
1.1.1. Luyện đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: HS đọc được thành tiếng, câu, đoạn
trong bài, phân biệt được giọng của nhân vật.
b. Cách thức thực hiện:
- GV đọc mẫu theo giọng nhân vật cho HS lắng
nghe (người dẫn truyện thong thả, vui tươi; giọng
chị Hai đoạn 1 tâm trạng háo hức, đoạn 4 giọng
trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn
nhỏ thể hiện niềm mong đợi).
- GV gọi 4 HS đứng tại chỗ đọc bài (mỗi HS đọc
1 đoạn), khuyến khích HS đọc to, rõ ràng từng từ,
câu, đoạn.
- GV hướng dẫn HS cách đọc từ khó: reo, náo
nức 
- GV giải thích nghĩa một số từ:
· Thơm dịu: Mùi thơm có cảm giác dễ chịu
· Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì
- GV chỉ ra các câu dài, hướng dẫn cách ngắt
nghỉ:
· Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới
- HS bắt cặp, trao đổi: mua sách vở
mới, quần áo, ba lô, đồ dùng học tập..
- HS trình bày trước lớp
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe GV đọc bài, tập trung
phân biệt các giọng đọc của nhân vật.
- HS đọc lại bài to, rõ ràng
thơm dịu/ khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến
ngày tựu trường.//
· Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán
chiếc nhãn/xinh như một đám mây nhỏ,/tôi thích
quá,/ liền nói:// 
- GV gọi một số HS đứng dậy luyện đọc câu dài
1.1.2. Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài đọc
trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu.
b. Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo
luận theo nhóm (4 – 6 HS) trả lời câu hỏi 1, 2, 3:
+ Câu 1. Khi năm học mới sắp đến, hai chị em
cảm thấy thế nào?
+ Câu 2. Hai chị em đã làm những việc gì để
chuẩn bị cho năm học mới ?
+ Câu 3. Theo em, vì sao bạn nhỏ mong ước đến
lớp ngay ?
- GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày
câu trả lời.
- GV đặt câu hỏi khuyến khích HS chia sẻ: Em
ước mong những gì ở năm học mới?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án
đúng dựa trên câu trả lời đúng của các nhóm.
- GV đưa ra nội dung bài học: Bạn nhỏ mong
muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì
nghỉ hè, tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học
tập cho năm học mới.
- HS lắng nghe và đọc theo
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và tập đọc ngắt đúng
nhịp.
- HS hình thành nhóm, đọc bài và thảo
luận trả lời câu hỏi:
+ C1. Sắp đến năm học mới, hai chị
em cảm thấy háo hức.
+ C2. Những việc hai chị em đã làm
chuẩn bị cho năm học mới: mua sách
vở, bọc sách vở, viết nhãn vở.
+ C3. Vì muốn khoe với bạn chiếc
nhãn vở tự viết, vì muốn gặp lại thầy
cô và bạn bè.
- HS tự nguyện xung phong chia sẻ
- HS trình bày và chăm chú lắng nghe
GV nhận xét
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1.1.3. Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được giọng đọc
của người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số
từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung
bài.
b. Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai : người dẫn
chuyện, chị Hai, bạn nhỏ.
- GV đọc mẫu, sau đó cho HS phân vai thực hiện.
1.2. Đọc mở rộng – Đọc một truyện về trường
học
- HS xác định giọng đọc các vai
- HS phân vai và thực hành
1.2.1. Viết phiếu đọc sách
a. Mục tiêu: Giúp HS cảm thấy thích thú khi ghi
lại những điều mình thích từ quyển sách đã đọc.
b. Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại truyện đã đọc ở nhà
(hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường, ) về
trường học và viết vào Phiếu đọc sách.
- GV khuyến khích HS trang trí phiếu đọc sách
đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung
truyện em đọc.
1.2.2. Chia sẻ phiếu đọc sách
a. Mục tiêu:
b. Cách thức thực hiện:
- GV chia lớp thành nhóm 4, các thành viên chia
sẻ phiếu đọc sách cho nhau (tên truyện, tên tác
giả, nội dung của truyện )
- GV khuyến khích HS chia sẻ phiếu đọc sách
trước lớp hoặc dán vào phiếu đọc sách vào góc
sản phẩm của lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần
học tập của cả lớp.
- HS nhớ và ghi truyện đã đọc vào
phiếu đọc sách.
- HS lên ý tưởng trang trí phiếu đọc
sách.
- HS chia sẻ phiếu đọc sách cho các
thành viên trong nhóm, chia sẻ nội
dung..
- HS dán phiếu đọc sách lên góc sản
phẩm.
- HS chăm chú lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_mon_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_c.pdf