Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

TIẾNG VIỆT

BÀI 1: PHẦN THƯỞNG (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

*Đọc:

-Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài và hoạt động khởi động.

-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện và các nhân vật với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Khăn quàng đỏ chính là phần thưởng đặc biệt cho những bạn học sinh chăm ngoan. Nhi xứng đáng được nhận phần thưởng đặc biệt này.

* Chia sẻ được cảm xúc của em khi được khen hoặc nhận được phần thưởng.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước

- Phẩm chất nhân ái

- Phẩm chất chăm chỉ

- Phẩm chất trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:

+ Tranh ảnh bài đọc phóng to để tổ chức hoạt động khởi động.

+ Hình ảnh hoặc vật thật chiếc khăn quàng đỏ.

- HS: Sách giáo khoa

 

docx 41 trang Đăng Hưng 26/06/2023 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 7 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
17/10
Chiều
1
TV (tiết 1)
Phần thưởng (Tiết 1)
2
TV (tiết 2)
Phần thưởng (Tiết 2)
3
Toán
Em làm được những gì (Tiết 2)
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT
Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo, hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ba
18/10
Chiều
1
TV (tiết 3)
Phần thưởng (Tiết 3)
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Âm nhạc
GV chuyên
5
Toán
Thực hành và trải nghiệm: Làm hộp bút từ vỏ hộp đã qua sử dụng (Tiết 1,2)
Tư
19/10
Chiều
1
TV (tiết 4)
Phần thưởng (Tiết 4)
2
TV (tiết 5)
Đơn xin vào đội (Tiết 1)
3
Toán
Thực hành và trải nghiệm: Làm hộp bút từ vỏ hộp đã qua sử dụng (Tiết 1,2)
4
Thể dục
GV chuyên
5
HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ: Tiểu phẩm về vệ sinh ATTP
Năm
20/10
Chiều
1
Đạo đức
Em ham học hỏi (tiết 3)
2
TV (tiết 6)
Đơn xin vào đội (Tiết 2)
3
Toán
Bảng nhân 3 (1 Tiết)
4
TNXH
Truyền thống của trường em (tiết 1)
5
HĐTN
Chủ đề 2: An toàn trong cuộc sống (tiết 2)
Sáu
21/10
Chiều
1
TV (tiết 7)
Đơn xin vào đội (Tiết 3)
2
Toán
Bảng chia 3 (1 Tiết)
3
TNXH
Truyền thống của trường em (tiết 2)
4
5
SHL (HĐTN)
Chủ đề 2: An toàn trong cuộc sống (tiết 3)
 Giáo viên chủ nhiệm
Thứ hai , ngày 17 tháng 10 năm 2022
TIẾNG VIỆT
BÀI 1: PHẦN THƯỞNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
*Đọc:
-Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài và hoạt động khởi động.
-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện và các nhân vật với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Khăn quàng đỏ chính là phần thưởng đặc biệt cho những bạn học sinh chăm ngoan. Nhi xứng đáng được nhận phần thưởng đặc biệt này.
* Chia sẻ được cảm xúc của em khi được khen hoặc nhận được phần thưởng. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước
- Phẩm chất nhân ái
- Phẩm chất chăm chỉ
- Phẩm chất trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: 
+ Tranh ảnh bài đọc phóng to để tổ chức hoạt động khởi động.
+ Hình ảnh hoặc vật thật chiếc khăn quàng đỏ.
- HS: Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Em là đội viên.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để trao đổi với bạn về những điều em thấy trong tranh: địa điểm, nhân vật (trang phục, hành động, biểu cảm, cảm xúc của mỗi nhân vật, )
- GV: Em hãy quan sát bức tranh trong bài đọc dưới đây và nói với bạn theo gợi ý sau:
+ Bức tranh vẽ những nhân vật nào?
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
+ Cảm xúc của các nhân vật trong tranh như thế nào?
=> GV yêu cầu HS: Đọc tên bài và phỏng đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài mới Phần thưởng.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi theo gợi ý
+ Bức tranh vẽ một bạn học sinh và bố. 
+ Bạn học sinh vừa đi học về và đang khoe với bố chiếc khăn quàng đỏ trên vai mình với tâm trạng vui vẻ, hào hứng. 
+ Bố bạn nhỏ cũng rất vui mừng khi nhìn thấy con quàng chiếc khăn quàng đỏ trên vai.
=>HS: Đọc tên bài và phỏng đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe và quan sát
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
* Hoạt động đọc:
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (13 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp, nhóm
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu 
(Gợi ý: đọc phân biệt giọng các nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, tươi vui; giọng Nhi ở đoạn 1 ngây thơ pha chút tò mò, ở đoạn 4 thể hiện sự tự hào, vui sướng; giọng bố âu yếm; giọng bạn lớp trưởng tự tin.)
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu và kết hợp nghe GV hướng dẫn:
+ Cách đọc một số từ ngữ khó: quàng, thấm thoắt, hằng ao ước, ngước, 
c. Luyện đọc đoạn
- Chia đoạn: 
- GV yêu cầu HS chia đoạn
- Luyện đọc câu dài:
+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Nghe bố giải thích,/ em tự nhủ sẽ cố gắng/ để được quàng khăn đỏ/ như các anh chị.//; Em còn cùng thành viên của Câu lạc bộ Chia sẻ yêu thương/ gói những món quà đặc biệt/ gửi tặng các bạn nhỏ/ có hoàn cảnh khó khăn.//; 
- Luyện đọc từng đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn và kết hợp nghe GV:
+ Giải thích thêm nghĩa của một số từ ngữ khó (nếu cần), ví dụ: thấm thoắt (thời gian qua đi một cách nhanh chóng đến không ngờ); 
d. Luyện đọc cả bài:
- YCHS đọc luân phiên cả bài theo nhóm đôi
- GV nhận xét
HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu - đọc từ khó
- HS chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ ngày đầu đến anh chị.
+ Đoạn 2: Từ Nhi đến khó khăn
+ Đoạn 3: Từ Thấm thoắt đến mọi người
+ Đoạn 4: ngày kết nạp đến đội viên
- HS quan sát, lắng nghe và phát hiện những từ cần nhấn giọng và nghỉ hơi
- HS đọc lại
- HS đọc nối tiếp đoạn - giải nghĩa từ
- HS đọc cả bài nhóm đôi (2 phút)
- HS đại diện nhóm đọc từng đoạn trước lớp
- HS lắng nghe và nhận xét
*Tìm hiểu bài:
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Khăn quàng đỏ chính là phần thưởng đặc biệt cho những bạn học sinh chăm ngoan. Nhi xứng đáng được nhận phần thưởng đặc biệt này.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi 1 - 4 trong SGK.
- GV cũng có thể cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn và kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ khó, ví dụ: hằng ao ước: mong ước một cách thiết tha từ rất lâu)
+ Câu 1: Bố giải thích thế nào khi nghe câu hỏi của Nhi về chiếc khăn quàng đỏ?
+ Câu 2: Ở trường, Nhi đã tham gia những hoạt động gì?
+ Câu 3: Vì sao bạn lớp trưởng giới thiệu Nhi được kết nạp Đội?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để TLCH:
+ Câu 4: Nhi cảm thấy thế nào khi được kết nạp Đội? Vì sao?
- GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để TLCH:
+ Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc.
- GV khuyến khích HS mạnh dạn nêu lên suy nghĩ của bản thân (Gợi ý niềm vui của Nhi, một niềm vui một ngày vui,...)
- GV nhận xét
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Câu 1: Bố giải thích với Nhi rằng nếu chăm ngoan, lên lớp Ba, bạn sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt này.
+ Câu 2: Nhi nhanh chóng làm quen với trường, lớp mới. Em tham gia những giờ đọc sách thú vị ở Thư viện Xanh. Em còn cùng thành viên của Câu lạc bộ Chia sẻ yêu thương gói những món quà đặc biệt gửi tặng các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
+ Câu 3: Bạn lớp trưởng giới thiệu Nhi được kết nạp Đội vì bạn ấy luôn chăm chỉ, lại hay giúp đỡ mọi người.
- HS thảo luận nhóm đôi
+ Câu 4: Nhi thấy tự hào khi được kết nạp đội vì em được bạn bè và thầy cô tin tưởng bầu chọn vì đây là phần thưởng đặc biệt dành cho những học sinh chăm ngoan.
- HS nêu nội dung: Khăn quàng đỏ chính là phần thưởng đặc biệt cho những bạn học sinh chăm ngoan. Nhi xứng đáng được nhận phần thưởng đặc biệt này.
- HS nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi
+ Câu 5: 
 Niềm tự hào của em.
 Chiếc khăn quàng đỏ thắm.
- HS nhận xét
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc lại cả bài
- GV nhận xét
- GV dặn dò
- HS đọc
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TIẾNG VIỆT 
BÀI 1: PHẦN THƯỞNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện và các nhân vật với giọng phù hợp.
- Tìm đọc một bài thơ về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh em thích trong bài thơ. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước
- Phẩm chất nhân ái
- Phẩm chất chăm chỉ
- Phẩm chất trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: 
+ Bảng phụ ghi đoạn từ Thấm thoắt ... đến hết.
+ Một số hình ảnh học sinh chăm ngoan, làm việc tốt được khen thưởng, tuyên dương.
- HS: mang theo sách có bài thơ về thiếu nhi và phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ đã học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Ôn lại các đọc và nội dung bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV cho HS đọc 1 vài đoạn và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
B. Hoạt động luyện tập: (25 phút)
1. Hoạt động luyện đọc lại (10 phút)
- GV yêu cầu HS xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.
- GV đọc lại đoạn từ Thấm thoắt đến hết.
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đoạn từ Thấm thoắt đến hết.
- GV yêu cầu HS đọc phân vai đoạn trước lớp.
- HS xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc trong nhóm
- HS đọc phân vai đoạn trước lớp.
(HS khá, giỏi đọc cả bài)
2. Hoạt động Đọc mở rộng (18 phút) 
2.1. Hoạt động Viết Phiếu đọc sách (8 phút)
a. Mục tiêu: HS đọc tìm đọc được một bài thơ thiếu nhi và ghi nhớ tên bài thơ, tên tác giả, nội dung của bài, những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV yêu cầu HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở góc đọc sách của lớp, thư viện trường, ) một bài thơ về thiếu nhi theo hướng dẫn của GV:
+ Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ: tên bài thơ, tên tác giả, nội dung của bài, những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, 
+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ. 
- HS tìm đọc và thực hiện theo yêu cầu của GV
2.2. Hoạt động Chia sẻ về một hình ảnh em thích trong bài thơ (10 phút)
a. Mục tiêu: HS đọc được một bài thơ thiếu nhi
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm đôi về Phiếu đọc sách của em: tên bài thơ, tên tác giả, nội dung của bài, những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, 
- GV nhận xét
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm đôi 
- HS có thể đọc bài thơ cho bạn nghe và chia sẻ về một hình ảnh em thích trong bài.
- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét
- GV dăn dò
- HS lắng nghe và thực hiện
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
BÀI 23: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân
2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Hệ thống hóa các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán; củng cố về điểm, đoạn thẳng, bảng các đơn vị đo độ dài.
	- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện các phép tính trong phạm vi 1000.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: 
- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết vấn đề đơn giản về ý nghĩa các phép tính.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; hình vẽ bài tập 6, bảng cho bài 7.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp: Trò chơi “Đố bạn”
c. Hình thức: Nhóm đôi, đội
- GV: viết số 513 lên bảng?
- GV: Chữ số 3 ở hàng nào?
- Cả lớp: đọc số “năm trăm mười ba”.
- Cả lớp: Chữ số 3 ở hàng đơn vị.
- HS tiếp tục chơi theo đội
2. Hoạt động Luyện tập (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Bài 5
a. Mục tiêu: HS biết giải bài toán
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV hướng dẫn HS phân tích đề
- GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Bà sinh mẹ năm bà 25 tuổi nên bà hơn mẹ bao nhiêu tuổi?
- Mẹ sinh Tâm năm mẹ 30 tuổi nên mẹ hơn Tâm bao nhiêu tuổi?
- Muốn biết bà bao nhiêu tuổi thì ta cần biết gì trước?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở (5 phút)
- GV nhận xét
- GV kiểm tra lại:
* Các số trong hai phép tính có đúng số đề bài cho không.
* Chọn phép tính có đúng không.
* Kết quả phép tính có đúng không.
* Các câu lời giải có cần sửa lại không.
- Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm.
- HS quan sát
- HS trả lời:
+ Bà sinh mẹ năm 25 tuổi
 Mẹ sinh Tâm năm 30 tuổi
 Tâm 9 tuổi
+ Năm nay bà bao nhiêu tuổi?
- Bà sinh mẹ năm bà 25 tuổi nên bà hơn mẹ 25 tuổi.
- Mẹ sinh Tâm năm mẹ 30 tuổi nên mẹ hơn Tâm 30 tuổi.
-Muốn biết bà bao nhiêu tuổi thì ta cần biết tuổi mẹ trước.
- HS làm bài vào vở (5 phút)
 Bài giải
Số tuổi của mẹ năm nay là:
 9 + 30 = 39 (tuổi)
Số tuổi của bà năm nay là:
 39 + 25 = 64 (tuổi)
 Đáp số: 64 tuổi.
- HS nhận xét
2.2 Hoạt động 2 (8 phút): Bài 6
a. Mục tiêu: HS biết đọc tên đỉnh và cạnh của hình tam giác
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (2 phút) 
+ Hình tam giác ABC có:
 3 đỉnh là: ?, ?, ?. A
 3 cạnh là: ?, ?, ?.
 B C
- GV nhận xét
- GV có thể giúp HS đọc tên hình tam giác, tên các đỉnh, cạnh theo thứ tự khác nhau.
Ví dụ: Tam giác BAC, BCA, CAB, .
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm đôi tìm câu trả lời
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp (vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ)
+ Hình tam giác ABC có:
 3 đỉnh là: A, B, C. 
 3 cạnh là: AB, AC, BC.
- HS nhận xét
2.3 Hoạt động 3 (8 phút): Bài 7
a. Mục tiêu: HS biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; biết sắp các số đo theo thứ tự từ lớn đến bé.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 4
- GV yêu cầu HS đọc yều cầu
- GV hướng dẫn:
a) Các đơn vị từ mét tới mi-li-mét, mỗi đơn vị đứng trước bằng bao nhiêu đơn vị liền sau nó?
b) Cần chuyển đổi về cùng một đơn vị đo mét để so sánh rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 (3 phút) để hoàn thành BT
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Các đơn vị từ mét tới mi-li-mét, mỗi đơn vị đứng trước bằng 10 đơn vị liền sau nó.
- HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài tương ứng để thực hiện.
- HS đại diện nhóm trình bày
a)
km
m
dm
cm
mm
 1km 
= 1000m
1m 
= 10dm
= 100cm
=1000mm
1dm
= 10cm
= 100mm
1cm
= 10mm
1mm
b) Từ lớn đến bé:
1km, 300cm, 2m
- HS nhận xét
3. Hoạt động vận dụng (4 phút) 
* Hoạt động nối tiếp: (4 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp: Trò chơi: AI NHANH HƠN?
c. Hình thức tổ chức: đội
- GV chia lớp thành 2 đội thi đua
- GV ghi số (số đo) lên bảng và yêu cầu HS viết các số thành tổng các hàng (hoặc đổi đơn vị đo)
- GV: có thể chơi ba lần để xác định đội thắng (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc)
- GV nhận xét tiết học
- GV dặn dò
- HS thực hiện yêu cầu vào bảng
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba , ngày 18 tháng 10 năm 2022
TIẾNG VIỆT 
BÀI 1: PHẦN THƯỞNG (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
* Viết đúng kiểu chữ hoa: P, R, B, tên địa danh và câu ứng dụng.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước
- Phẩm chất nhân ái
- Phẩm chất chăm chỉ
- Phẩm chất trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Mẫu chữ viết hoa P, R, B cỡ nhỏ.
- HS: vở tập viết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV cho HS viết tên các bạn trong lớp
- GV nhận xét
- HS viết vào bảng
- HS nhận xét
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
* Hoạt động Viết 
1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: (6 phút)
a. Mục tiêu: Ôn luyện viết chữ hoa P, R, B
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV tổ chức cho HS quan sát và phân tích mẫu: 
+ Quan sát mẫu, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ P hoa
+ Quan sát GV viết mẫu kết hợp với nghe GV hướng dẫn quy trình viết chữ P hoa.
(Tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể thực hiện viết mẫu từ 1 – 2 lần.) 
- Yêu cầu HS viết chữ P hoa cỡ nhỏ vào bảng con (nếu HS viết tốt, GV có thể bỏ qua bước này, cho HS viết vào VTV). 
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ R, B hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ R, B hoa trong mối quan hệ so sánh với chữ P hoa. 
- GV viết mẫu (hoặc quan sát qua phần mềm viết chữ) và nhắc lại quy trình viết chữ R, B hoa (nếu HS viết tốt có thể chọn 1HS thay GV viết chữ R, B trên bảng cho cả lớp quan sát). 
- GV yêu cầu HS viết chữ P, R, B hoa vào VTV
- Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV. 
- HS quan sát và lắng nghe
HS viết vào bảng con
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS quan sát
- HS viết vào VTV
- HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV
2. Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng (6phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu và viết được từ Pác Bó
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Pác Bó (tên khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). 
- GV nhắc lại cách nối từ chữ P hoa sang chữ a, từ chữ B sang chữ o. 
- GV viết chữ Pác Bó (nếu cần)
- GV yêu cầu HS viết chữ Pác Bó vào VTV
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Pác Bó
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS viết vào VTV
3. Hoạt động 3: Luyện viết câu ứng dụng (7phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu và viết được câu ứng dụng: Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 Ca dao 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 Ca dao 
- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa và cách nối viết thường
- GV viết chữ có chữ cái viết hoa B
- Yêu cầu HS viết chữ có chữ cái viết hoa và câu ứng dụng vào VTV
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa
(Câu ca dao nói về truyền thống tương thân tương ái, khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết và phải biết giúp đỡ lẫn nhau.)
- HS quan sát và lắng nghe
- HS quan sát
- HS viết vào VTV
4. Hoạt động 4: Luyện viết thêm (6phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu và viết thêm: từ Lê Hồng Phong và câu ứng dụng Phần thưởng của Nhi là chiếc khăn quàng đỏ thắm.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Lê Hồng Phong và câu ứng dụng Phần thưởng của Nhi là chiếc khăn quàng đỏ thắm.
- GV nhắc lại quy trình viết 
- GV yêu cầu HS viết nội dung luyện viết thêm vào vở 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa
(1902-1942, là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương-một trong các tên gọi của Đảng cộng sản Việt Nam - từ năm 1935 đến năm 1936)
- HS quan sát và lắng nghe
- HS viết vào vở
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.
- GV nhận xét
- GV dặn dò
- HS tự đánh giá và đánh giá bạn
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
BÀI 24: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: 
LÀM HỘP BÚT TỪ VỎ HỘP ĐÃ QUA SỬ DỤNG (Tiết 1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập: đo độ dài, khối lượng hình chữ nhật
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV và HS: giấy thủ công, thước thẳng, kéo, hồ dán, bút chì, một vỏ hộp có dạng khối hộp chữ nhật (GV có thể chuẩn bị thêm hai cái hộp giống nhau cho HS chơi trong phần củng cố).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kiểm tra dụng cụ học tập của các em.
b. Phương pháp: Trò chơi: “Tôi bảo”
c. Hình thức tổ chức: cả lớp
- Quản trò nói: "Tôi bảo! ...
- Các thành viên đáp: "Bảo gì? ...
- Quản trò lựa chọn hành động: Ví dụ "Tôi bảo các bạn lấy thước kẻ.
- Các thành viên làm theo: Các thành viên sẽ làm theo hành đông quản trò yêu cầu có bắt đầu bằng: "Tôi bảo ...". ...
- Thua: Câu nào không có tôi bảo thì các thành viên không thực hiện theo.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe và thực hiện
2. Hoạt động Luyện tập: (25 phút)
2.1 Hoạt động 2 (25 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: HS làm được hộp bút
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: HS thực hành theo nhóm 4
- GV thực hiện theo 4 bước:
+ Bước 1: Đặt vỏ hộp lên mặt sau của tờ giấy thủ công, vẽ theo các cạnh của khối hộp chữ nhật để được 6 hình chữ nhật (hay hình vuông)
+ Bước 2: Cắt các mảnh giấy hình chữ nhật (hay hình vuông) vừa vẽ.
+ Bước 3: Dán các mảnh giấy vừa cắt lên 6 mặt của vỏ hộp.
+ Bước 4: Cắt một số hình, dán trên các mặt của hộp để trang trí.
- GV vấn đáp giúp HS nhận biết được cách làm.
- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS trả lời theo câu hỏi của 
- GV để nhận biết được cách làm
- HS thực hành theo nhóm 4 (làm cá nhân rồi chia sẽ trong nhóm)
- Mỗi nhóm chọn 1 sản phẩm trưng bày triễn lãm
- HS nhóm khác quan sát và bình chọn sản phẩm đẹp nhất
3. Hoạt động vận dụng (5 phút) 
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp: Trò chơi: “ Ai nhanh hơn”
c. Hình thức tổ chức: đội, cả lớp
- GV có thể tổ chức cho HS chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV: Chia lớp thành hai đội thi đua, tiếp sức.
Lần lượt, mỗi HS thực hiện một thao tác.
Ví dụ:
=> GV: Tạo cơ hội cho nhiều em được tham gia.
Đội nào làm xong trước và đẹp thì thắng cuộc.
- HS chia thành 2 đội
- Lần lượt, mỗi HS thực hiện một thao tác.
Bước 1: 1 HS vẽ 1 mặt hộp => 6 HS vẽ 6 mặt.
Bước 2: 1 HS cắt 1 mặt hộp => 6 HS cắt 6 mặt.
Bước 3: 1 HS dán 1 mặt hộp => 6 HS dán 6 mặt.
Bước 4: 1 HS trang trí 1 hình.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư , ngày 19 tháng 10 năm 2022
TIẾNG VIỆT 
BÀI 1: PHẦN THƯỞNG (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
* MRVT về Đội viên, đặt câu với từ ngữ tìm được.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước
- Phẩm chất nhân ái
- Phẩm chất chăm chỉ
- Phẩm chất trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Thẻ từ để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi khi thực hiện các bài tập luyện từ và câu.
- HS: SGK và VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- GV cho HS chơi trò chơi có kiên thức liên quan đến bài học trước và bài học hôm nay
- GV nhận xét
- HS chơi trò chơi
- Lắng nghe
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25phút)
* Hoạt động Luyện từ, luyện câu 
1. Hoạt động 1: Luyện từ (15 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm được những từ ngữ về hoạt động và phẩm chất của Đội viên
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
* MRVT: Đội viên
* GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 1 
- GV yêu cầu HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm đôi 
GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét 
* GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 2 và đọc mẫu 
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu cầu của bài tập trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn 
Gợi ý: chăm chỉ học tập, chăm chỉ lao động, giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, giữ gìn trường lớp, siêng năng học hỏi, 
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét
- HS xác định yêu cầu
- HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy và làm việc nhóm đôi
a: học tập, lao động 
b: tốt, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 
- 1-2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp
- HS nhận xét và lắng nghe
- HS xác định yêu cầu của bài tập 2 và đọc mẫu
- HS làm việc theo nhóm
- 1-2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp
- HS nhận xét và lắng nghe
2. Hoạt động 2: Luyện câu (10phút)
a. Mục tiêu: HS đặt được câu nói về học tập rèn luyện của HS
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Đặt câu nói về học tập rèn luyện của HS 
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 3 và đọc câu mẫu 
- GV yêu cầu HS nói về hoạt động học tập, rèn luyện của HS trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS nói trước lớp, có thể kết hợp sử dụng hình ảnh các hoạt động ở lớp, ở trường.
- GV yêu cầu HS thực hiện vào vở bài tập 
- GV yêu cầu HS chia sẻ bài viết trước lớp
- GV nhận xét
- HS xác định yêu cầu của bài tập 3 và đọc câu mẫu 
- HS làm việc nhóm đôi
- 2-3 HS nói trước lớp, có thể kết hợp sử dụng hình ảnh các hoạt động ở lớp, ở trường.
- HS thực hiện vào vở bài tập 
- 2-3 nhóm HS chia sẻ bài viết trước lớp
- HS nhận xét
C. Hoạt động Vận dụng: (3 phút)
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ được cảm xúc của em khi được khen hoặc nhận phần thưởng.
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ theo gợi ý của GV:
+ Nhớ lại một lần em được khen hoặc được nhận phần thưởng.
+ Lí do em được khen hoặc được nhận phần thưởng.
+ Nhớ lại lời khen hoặc phần thưởng nhận được. + Nhớ lại cảm xúc của em 
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp (HS có thể kết hợp với hình ảnh bản thân khi được khen hoặc được nhận một phần thưởng) 
- GV nhận xét và tổng kết bài học
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
- HS chia sẻ trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ theo gợi ý của GV
- 2-3 HS chia sẻ trước lớp (HS có thể kết hợp với hình ảnh bản thân khi được khen hoặc được nhận một phần thưởng) 
- HS nhận xét và lắng nghe
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- GV nhận xét
- GV dặn dò 
- HS tự đánh giá
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_nam_hoc.docx