Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 8, Bài 4: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà (Tiết 1)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 8, Bài 4: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà (Tiết 1)

TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ Ở NHÀ (Tiết 1)

Thời gian thực hiện: ngày tháng năm 202

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà;

- Biết được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà

- Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đúng kế hoạch có chất lượng

- Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động thực hiện hoàn thành nhiệm vụ ở nhà

 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

 - Trách nhiệm: Có ý thức tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đúng kế hoạch, có chất lượng

3. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ ở nhà một cách tích cực và tự học hỏi thêm các cách khác đẻ làm việc đúng kế hoạch có chất lượng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà; Biết được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.; Đánh giá được hành vi liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà; Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà; Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đúng kế hoạch, có chất lướng

- Năng lực phát triển bản thân: Tự lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ở nhà, tự theo dõi và đánh giá việc làm của mình.

 

docx 7 trang Đăng Hưng 26/06/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 8, Bài 4: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ Ở NHÀ (Tiết 1)
Thời gian thực hiện: ngày tháng năm 202
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà;
- Biết được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà
- Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đúng kế hoạch có chất lượng
- Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động thực hiện hoàn thành nhiệm vụ ở nhà
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
 - Trách nhiệm: Có ý thức tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đúng kế hoạch, có chất lượng
3. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ ở nhà một cách tích cực và tự học hỏi thêm các cách khác đẻ làm việc đúng kế hoạch có chất lượng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà; Biết được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.; Đánh giá được hành vi liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà; Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà; Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đúng kế hoạch, có chất lướng
- Năng lực phát triển bản thân: Tự lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ở nhà, tự theo dõi và đánh giá việc làm của mình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên:
- Bài giáo án điện tử, máy tính, tranh ảnh, tình huống, tư liệu liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
- SGK. Vở bài tập Đạo đức, giấy, bút màu, một số trang phục, đạo cụ để sắm vai.
* Học sinh: SGK; VBT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh
Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, kích hoạt kinh nghiệm của HS, dẫn dắt HS vào chủ đề bài học Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ HS quan sát các tranh trang 18 SGK, xác định nội dung từng tranh liên kết các tranh thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
- GV mời 1- 2 HS kể chuyện và HS nhận xét lẫn nhau.
- GV đưa ra yêu cầu để HS khai thác nội dung tranh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu những nhiệm vụ ở nhà mà Tin đã hoàn thành.
- GV gợi mở thêm để HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân chia sẻ những lần mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở nhà và kể lại cảm xúc của mình khi đó.
- GV chốt, dẫn dắt HS sang hoạt động sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS kể chuyện.
+ Tin được bố mẹ giao nhiệm vụ gấp quần áo, đổ rác và cho chú chó nhỏ ăn. Tin đã rất tích cực hoàn thành nhiệm vụ đó và được bố mẹ khen.
- HS lắng nghe và kể lại.
2. KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà
Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS: quan sát các tranh trang 19 SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong những tranh nào tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
- Gọi đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi nhóm báo cáo một tranh
- Gọi nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét – khen ngợi và chốt lại:
Các tranh 1, 3,4 mô tả biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà
- GV yêu cầu HS tiếp tục suy nghĩ và trả lời: Các em hãy kể thêm các biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
- GV tổng kết và chuyển sang hoạt động khác.
Hoạt động 2: Quan sát tình huống và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện của hoàn thành nhiệ vụ ở nhà đúng kế hoạch và có chất lượng
Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm tìm tìm hiểu về một tình huống trong tranh trang 20 SGK.
- GV hướng dẫn HS thảo luận, quan sát các tranh theo các gợi ý:
+ Nội dung tranh vẽ gì?
+ Các bạn trong tranh được giao nhiệm vụ gì ở nhà?
+ Các bạn ấy đã thực hiện nhiệm ấy như thế nào?
+ Bạn nào hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch có chất lượng.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gọi nhóm khác nhận xét – bổ sung.
- GV nhận xét – khen ngợi.
- HS tìm hiểu, thảo luận 
Tranh 1: Một bạn nhỏ (Na) đang dọn dẹp lại góc học tập của mình cho gọn gang. Dù vừa khi học về còn mệt nhưng bạn vẫn cố gắng hoàn thành việc đó luôn. 
Tranh 2: Cốm được mẹ giao nhiệm vụ quét dọn nhà cửa nhưng khi mẹ đi làm về bạn vẫn nằm xem ti vi, trên nên nhà còn rác và đồ đạc chưa gọn gang. Như vậy, Cốm chưa hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao
Tranh 3: Bạn nhỏ (Bin) được giao nhiệm vụ nhặt rau và bạn ấy đã hoàn thành nhiệm vụ đúng giờ.
Tranh 4: Bạn nhỏ (Tin) dược giao nhiệm vụ dọn dẹp bàn ăn, bạn đã dọn dẹp sạch hơn hôm trước và được bà khen ngợi. 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- Tình huống 1: Hình ảnh a cho thấy Na hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch vì đồng hồ đang chỉ 5 giờ 30 chiều, là giờ mà bố dặn Na nấu cơm trước khi đi làm. 
Tình huống 2. Hình ảnh a thể hiện Bin hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng vì sau khi dọn dẹp, phòng của Bin trở nên rất sạch sẽ, gọn gàng và Bin nhận được lời khen của bố.
- HS nhận xét.
Hoạt động 3: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS làm viêc cá nhân, giao nhiệm vụ: HS quan sát 3 tranh đầu trang 21 SGK, xác định nội dung từng tranh thành một câu chuyện hoàn chỉnh; 
- Gọi 1 – 2 HS kể lại câu chuyện đó
- GV nhận xét- khen ngợi
- GV tổ chức cho HS khai thác nội dung câu chuyện qua hệ thống câu hỏi:
+ Tranh vẽ từng nhân vật đang làm gì?
+ Khi nghe tiếng ông ho, bạn Tin đã chủ động làm gì? Theo em, vì sao bạn làm như vậy?
+ Bạn Tin đã hoàn thành nhiệm vụ như thế nào? Qua đâu em biết điều đó?
+ Việc Tin tích cực tưới rau đã mang lại điều gì?
- Gọi vài HS trả lời
- GV nhận xét – khen ngợi
- GV dẫn dắt HS trả lời câu hỏi: Vì sao em cần tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà?
- GV nhận xét 
3. LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: Nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh
Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được hành vi liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà
Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS quan sát lần lượt từng tranh cuối tráng 21 SGK và nhận xét về hành vi các nhân vật trong tranh
- GV mời HS trình bày ý kiến của mình về hành vi của các bạn trong tranh
Gợi ý:
+ Bạn nhỏ trong tranh được giao nhiệm vụ gì?
+ Bạn đó đã thực hiện nhiệm đó như thế nào?
+ Theo em, đó là hành vi thể hiện/ chưa thể hiện tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà? Vì sao?
- GV nhận xét – khen ngợi
Hoạt động 6: Em khuyên bạn điều gì?
Mục tiêu: HS đưa ra được lời khuyên về cách xử lí tình huống liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS chia thành các nhóm 4 và giao nhiệm vụ quan sát tình huống thảo luận để sắm vai đưa ra lời khuyên cho các em trong tình huống. GV có thể cho HS bốc thăm tình huống
- GV cho HS nêu các tình huống trước khi thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho 3 nhóm HS xử lí tình huống sắm vai
- Gọi nhóm khác nhận xét- bổ sung
- GV nhận xét – khen ngợi
VẬN DỤNG:
Hoạt động 7: Chia sẻ
Mục tiêu: HS chia sẻ việc thực hiện nhiệm vưở nhà của mình, từ đó có thể tự đánh giá quá trình ren luyện của bản thân và đánh giá hành vi của người khác.
Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Em đã thực hiện tốt những nhiệm vụ ở nhà nào?
+ Những nhiệm vụ nào em cần cố gắng để hoàn thành tốt hơn?
- Gọi vài HS chia sẻ
- GV nhận xét – khen ngợi
Hoạt động 8: Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Mục tiêu: 
+ HS tự lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ở nhà để rèn luyện, từ đó có thể tự theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện của mình.
+ HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo kế hoạch và có chất lượng
Tổ chức thực hiện:
- GV gợi ý cho HS cách tự lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- GV cho HS tự thiết kế bảng kế hoạch nhiệm vụ ở nhà của mình theo những nội dung phù hợp 
- GV cho HS trình bày trước lớp
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét – khen ngợi
- HS lắng nghe và thực hiện
+ Tranh vẽ Tin cùng các bạn đang chơi đá bóng trong vườn thì ông của Tin đi ra để chuẩn bị tưới rau. 
+ Tin nghe thấy tiếng ông ho nên quyết định không chơi nữa mà giúp ông tưới cho cây. Sau một thời gian chăm chỉ phụ giúp ông, vườn cây nhà Tin đã xanh tốt, ông Tin cũng khoẻ và rất vui vẻ hơn trước rất nhiều.
+ Việc Tin tích cực tưới rau khiến vườn rau trở nên xanh tốt, ông của Tin cũng khoẻ và vui vẻ hơn nhiều.
- HS lắng nghe và trả lời:
+ Em cần tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà để chia sẻ với bố mẹ, người thân, giúp họ có thêm thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả, góp phần làm cho tình cảm gia đình thêm gắn bó bền chặt.
- HS lắng nghe và thực hiện
Tranh 1: Hành động của bạn Na rất đáng khen, không vì lời rủ đi chơi của bạn mà bỏ bê công việc mẹ đã giao cho.
Tranh 2: Hành động của bạn nam là không tốt, cần phải phê bình vì chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao đã mải mê chơi đồ chơi.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS nêu các tình huống
- HS nhóm xử lí tình huống
Tình huống 1: Em sẽ khuyên Bin nên gấp chăn trước vì thời gian để gấp chăn rất nhanh, sau đó Bin hoàn toàn có thể đi đá bóng với các bạn. Còn nếu Bin không gấp chăn mà đã đi chơi thì khi về có thể sẽ bị bố mẹ mắng.
Tình huống 2: Em sẽ khuyên Cốm nên tập trung trông em, tập phim hoạt hình mà Cốm yêu thích có thể nhờ bố mẹ tìm và xem bản phát lại.
Tình huống 3: Nếu em là Bin, em sẽ khuyên Tin nên đi vứt rác để giữ vệ sinh nhà cửa và khiến bố Tin vui lòng.
- HS chia sẻ về việc em tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà:
+ Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Đặt báo thức để nhắc nhở thời gian bắt đầu và hoàn thành nhiệm vụ.
+ Chủ động giúp đỡ chị khi đã làm xong những công việc của mình.
3. Củng cố- dặn dò
- Em đã học được điều gì qua bài học?
- Nhận xét, tuyên dương
- Thực hiện những điều đã học
- Nhận xét tiết học
HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_8_bai_4_tich_cuc_hoan_thanh_nhiem.docx