Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 27, Chủ đề 7: Xử lí bất hòa với bạn bè - Bài 09: Em nhận biết những bất hòa với bạn bè (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 27, Chủ đề 7: Xử lí bất hòa với bạn bè - Bài 09: Em nhận biết những bất hòa với bạn bè (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Biết vì sao bất hòa với bạn bè.

- Đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.

- Thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của bất hòa

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn để chủ động xử lí bất hòa.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 23/06/2023 4141
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 27, Chủ đề 7: Xử lí bất hòa với bạn bè - Bài 09: Em nhận biết những bất hòa với bạn bè (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ
Bài 09: EM NHẬN BIẾT NHỮNG BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Biết vì sao bất hòa với bạn bè.
- Đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.
- Thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của bất hòa
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn để chủ động xử lí bất hòa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Xì điện”
+ Bạn hãy kể một số lợi ích/ bất lợi của việc xử lí bất hòa.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia.
+ HS trả lời: Giúp bạn bè hiểu nhau hơn, thân thiết với nhau hơn hoặc đoàn kết với nhau / gây mất đoàn kết, mất tình bạn, 
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ HS nhận biết được biểu hiện của bất hòa và nêu được lợi ích của việc xử lí bất hòa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. (làm việc nhóm 4).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Linh và Quang đã xảy ra chuyện gì?
+ Nêu những lợi ích khi Linh và Quang đã giải quyết bất hòa.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận: : Khi chúng ta Bất hòa với bạn cần bình tĩnh, bày tỏ quan điểm với bạn để giải quyết được mâu thuẫn với bạn bè.Xử lí bất hòa với bạn giúp em và bạn hiểu nhau hơn. Tình bạn sẽ càng ngày càng bền chặt, gắn bó.
- HS nêu.
- HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Linh thấy Quang để đồ dùng bừa bãi nên góp ý nhưng Quang lại khó chịu về điều đó.
+ Quang đã hiểu ra là vì Linh muốn tốt cho mình. Từ đó hai bạn đã hiểu nhau, tình bạn trở nên thân thiết hơn.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về biểu hiện bất hòa với bạn bè
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình tình cảm yêu thương mọi người
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Chia sẻ về việc em xử lí bất hòa
- YCHS kể lại lần em xử lí bất hòa với bạn.
+ Sau khi giải quyết bất hòa tình bạn của các em thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương
- GV: Mỗi người chúng ta không thế sổng tách biệt với cộng đồng, vì thế chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta, góp phần xây dựng nếp sống văn văn minh.
Hoạt động 2: Viết và trang trí 1 thông điệp về lợi ích của việc xử lí bất hòa.
- GV nêu yêu cầu: Viết hoặc vẽ bức tranh thể hiện thông điệp về việc xử lí bất hòa.
- HS suy nghĩ và thực hiện theo nhóm 4.
- Trình bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, bình chọn tác phẩm hay nhất.
- Gv tổng kết, nhận xét tiết học
- HS chia sẻ.
+ VD: Bạn không làm bài tập về nhà nhưng không cho bạn nói với cô giáo chủ nhiệm.
+ Em đã khuyên nhủ và giúp bạn làm bài. Chúng em đã trở thành đôi bạn cùng tiến.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng và giới thiệu thông điệp.
-HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_27_chu_de_7_xu_li_bat_hoa_voi_ban.docx