Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 13, Bài 6: Em giữ lời hứa (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 13, Bài 6: Em giữ lời hứa (Tiết 2)

BÀI 6: GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa;

 - Biết được vì sao phải giữ lời hứa;

 - Thực hiện được việc giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể;

 - Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với những lời nói, hành động không giữ lời hứa.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

 - Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai và xử lý tình huống; Ứng xử lịch sự, uy tín, tôn trọng mọi người trong việc giữ lời hứa.

 - Giair quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lý được các tình huống nảy sinh để giữ lời hứa.

* Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi

- Năng lực nhận thức chuẩn hành vi:

 + Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.

 + Biết được vì sao phải giữ lời hứa.

- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác:

 + Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với những lời nói, hành động không giữ lời hứa.

- Năng lực điều chỉnh hành vi:

 Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói và việc làm cụ thể.

 

docx 5 trang Đăng Hưng 26/06/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 13, Bài 6: Em giữ lời hứa (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6: GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
 - Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa;
 - Biết được vì sao phải giữ lời hứa;
 - Thực hiện được việc giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể;
 - Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với những lời nói, hành động không giữ lời hứa.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
 - Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai và xử lý tình huống; Ứng xử lịch sự, uy tín, tôn trọng mọi người trong việc giữ lời hứa.
 - Giair quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lý được các tình huống nảy sinh để giữ lời hứa.
* Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi
- Năng lực nhận thức chuẩn hành vi: 
 + Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.
 + Biết được vì sao phải giữ lời hứa.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác:
 + Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với những lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
 Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói và việc làm cụ thể.
3. Phẩm chất: 
 - Trung thực: Có ý thức thực hiện việc giữ lời hứa; nhận lỗi và xin lỗi khi không thực hiện được lời hứa
 - Trách nhiệm: Chủ động thực hiện việc giữ lời hứa để hoàn thành các việc cụ thể đúng hẹn với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức, VBT Đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS: SGK Đạo đức, VBT Đạo đức, thẻ, phiếu để ghi ý kiến.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
Mục tiêu: Kết nối tri thức giúp các em vận dụng tốt vào luyện tập- thực hành.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, ghi vào phiếu nội dung trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao phải giữ lời hứa?
GV chốt lại ý kiến , và chuyển sang bài mới:
 Việc giữ lời hứa mang lại cho chúng ta và mọi người xung quanh rất nhiều niềm vui. Thường xuyên giữ đúng lời hứa là một thói quen tốt. Vậy làm thế nào để giữ được lời hứa, cô và các em cùng tiến hành phần luyện tập nhé.
- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:
+Giữ lời hứa để giữ chữ tí, uy tín cho bản thân.
+ Giữ lời hứa để mọi người tin tưởng, mến yêu và tôn trọng mình.
+Giữ lời hứa là đức tính tốt, thể hiện mình là người trung thực, có trách nhiệm với mọi người xung quanh....
- HS trình bày lên bảng lớp
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Luyện tập:
2.1. Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?
 Mục tiêu: Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với những lời nói, hành động không giữ lời hứa.
 Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh miêu tả bằng lời mỗi tình huống trong tranh trang 31,32 gsk
- GV yêu cầu học sinh nêu ý kiến ( Đồng tình hoặc không đồng tình
 - GV hỏi: Vì sao em đồng tình? Vì sao em không đồng tình?
- GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương HS và chuyển sang hoạt động mới
2.2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống
 Mục tiêu: Học sinh rèn luyện thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói và việc làm cụ thể.
Cách tiến hành:
 GV chia lớp thành 4 nhóm.
 GV hướng dẫn học sinh quan sát và mô tả các tình huống trong tranh
 GV giao việc cho các nhóm sắm vai: 
Nhóm 1+ nhóm 3 : Tình huống 1
Nhóm 2 + nhóm 4: Tình huống 2
 GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm
 GV nhận xét tuyên dương và chốt ý nhấn mạnh việc giữ lời hứa: Sy nghĩ thật kỹ trước khi hứa, hứa những việc vừa sức với bản thân và khả năng thực hiện được mới hứa.
 2.3. Hoạt động 3: Nhận xét ý kiến của các bạn về việc giữ lời hứa
Mục tiêu: HS bày tỏ thái độ trước những lời nói liên quan đến giữ lời hứa và rèn luyện việc giữ lời hứa bằng lời nói và việc làm cụ thể
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS hoạt động sắm vai Phóng viên nhí.
 - HD cách phỏng vấn.
- Gọi vài lượt HS lên thực hiện trước lớp.
Tổng kết hoạt động: GV nhận xét, khen ngợi học sinh và chốt lại những điều cần lưu ý khi hứa và thực hiện lời hứa.
* HS làm việc cả lớp
- HS nêu nội dung các tình huống
 Tình huống 1: Tin hứa với thầy giáo ôn tập môn Tiếng Việt và Tin đã giữ đúng lời hứa.
 Tình huống 2: Cốm mượn sách của Na và hứa sẽ giữ cẩn thận nhưng đã làm rách sách của bạn.
 Tình huống 3: Tin xin lỗi Bin vì bị ốm nên không đến tập văn nghệ được.
 Tình huống 4: Cốm đến rủ Na đi chơi nhưng Na từ chối vì đã nhận lời giúp Bin tưới cây do Bin bị ốm.
-HS giơ thẻ 
 TH 1: Đồng tình vì Tin biết giữ đúng lời hứa.
 TH 2: Không đồng tình vì Cốm không giữ đúng lời hứa.
 TH 3: Đồng tình vì không thực hiện được lời hứa thì cần phải nói lời xin lỗi và lí do của Tin hợp lý vì Tin thực sự bị ốm chứ không phải lời nói dối.
 TH 4: Đồng tình vì Na biết giữ đúng lời hứa mặc dù có lời mời khác.
- HS nghe GV nhận xét
- HS quan sát, mô tả :
 Tình huống 1: Các bạn HS đang làm vệ sinh sân trường. Một bạn nữ nói: “ Sao Bin hứa đến sớm mà chưa thấy nhỉ?”. Phía xa, Bin hối hả chạy đến. Nếu em là Bin, em sẽ làm gi?
+ Sẽ xin lỗi và nói rõ lí do đến muộn, hứa sẽ không tái phạm nữa và nhiệt tình tham gia công việc để bù đắp cho việc mình đến muộn.
 Tình huống 2: Na xin mẹ sang nhà Cốm chơi, đến 10 giờ sẽ đi về . Nhưng đến 10 giờ Cốm và các bạn đề nghị Na ở lại chơi thêm chút nữa. Nếu em là Na, em sẽ làm gì? 
 + Sẽ dừng cuộc chơi và nói rõ lí do với Cốm. Vì đã hứa về lúc 10 giờ nên phải về lúc 10 giờ để giữ chữ tín với mẹ.Như vậy lần sau mẹ sẽ tin tưởng và cho Na đi chơi tiếp.
Các nhóm thảo luận sắm vai xử 
lý tình huống.
-Thực hiện sắm vai trước lớp.
- HS nhận xét các nhóm.
- HS lắng nghe, tự nhắc nhở bản thân thường xuyên thực hiện giữ lời hứa để giữ uy tín cho bản thân.
- HS tham gia thực hiện
 -Mỗi lượt 2 HS sắm vai: 1 bạn vai nguời phỏng vấn, 1 bạn vai người trả lời phỏng vấn.
Ví dụ: 
 Bạn A: Xin chào bạn, mình là Lan, phóng viên của đài truyền hình. Mình có thể phỏng vấn bạn về việc giữ lời hứa được không?
 Bạn B: Mình rất sẵn sàng.
 Bạn A: Bạn có nhận xét gì về suy nghĩ: “ Chỉ cần hứa cho người khác vui lòng, không nhất thiết phải thực hiên lời hứa”. Theo bạn suy nghĩ này là đúng hay sai? Vì sao?
HS nhận xét các cặp đôi sắm vai.
- HS nghe GV tổng kết hoạt động.
3. Củng cố – Vận dụng 
GV yêu cầu HS về nhà :
+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học.
+ Thực hiện giữ đúng lời hứa.
-HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_13_bai_6_em_giu_loi_hua_tiet_2.docx