Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài 3: Em ham học hỏi (Tiết 3)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài 3: Em ham học hỏi (Tiết 3)

BÀI 3: EM HAM HỌC HỎI (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Liên hệ được những việc bản thân đã làm thể hiện sự ham học hỏi.

- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Nêu được lợi ích của việc ham học hỏi, thực hiện sự tìm kiếm và hỗ trợ khi có thắc mắc, cần sự giúp đỡ.

* Năng lực riêng: Hình thành kĩ năng tự bảo vệ hành vi, việc làm giúp bản thân ham học hỏi.

3. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ham học hỏi, thích đi học để mở rộng hiểu biết. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGK đạo đức, Vở bài tập Đạo đức, bài giảng điện tử.

- HS: SGK Đạo đức 3, thẻ mặt cười/ mặt buồn.

 

doc 4 trang Đăng Hưng 26/06/2023 1190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài 3: Em ham học hỏi (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: EM HAM HỌC HỎI (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Liên hệ được những việc bản thân đã làm thể hiện sự ham học hỏi.
- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Nêu được lợi ích của việc ham học hỏi, thực hiện sự tìm kiếm và hỗ trợ khi có thắc mắc, cần sự giúp đỡ.
* Năng lực riêng: Hình thành kĩ năng tự bảo vệ hành vi, việc làm giúp bản thân ham học hỏi.
3. Phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ham học hỏi, thích đi học để mở rộng hiểu biết. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK đạo đức, Vở bài tập Đạo đức, bài giảng điện tử.
- HS: SGK Đạo đức 3, thẻ mặt cười/ mặt buồn.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc tích cực, giúp HS xác định được chủ đề bài học: Em ham học hỏi
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát: “Điều kỳ lạ quanh ta” 
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS vỗ tay và hát theo
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Luyện tập
2.1. Hoạt động 1: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự ham học hỏi
Mục tiêu: Liên hệ được những việc bản thân đã làm thể hiện sự ham học hỏi.
Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ rèn luyện và thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
- GV phối hợp với phụ huynh để giúp HS rèn luyện tích cực và thường xuyên.
- Sau vài tuần rèn luyện, GV tạo điều kiện để HS chia sẻlại những việc em đã làm thể hiện sự ham học hỏi qua hình thức chơi trò chơi chuyền bóng theo nhạc.
- GV tuyên dương, khen ngợi HS đã có những việc làm cụ thể thể hiện sự ham học.
2.2. Hoạt động 2: Làm sổ tay đọc sách
Mục tiêu: Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS làm cuốn sổ tay đọc sách, dành thời gian từ 5 đến 7 phút để HS ghi tên những cuốn sách đã đọc vào sổ tay
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm, dựa theo các gợi ý sau:
+ Cuốn sách đó tên gì? Tác giả là ai?	
+ Cuốn sách đó nói về điều gì?
+ Em thích nhất điều gì trong cuốn sách đó?
+ Em học được điều gì từ cuốn sách đó?
GV làm mẫu giới thiệu cuốn sách đã đọc
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV hướng dẫn HS viết tên những cuốn sách muốn đọc vào sổ tay đọc sách.
GV dặn dò HS về nhà tìm những cuốn sách mà mình muốn đọc, đã được ghi trong sổ tay đọc sách, khuyến khích HS tiếp tục duy trì việc đọc thêm nhiều cuốn sách khác để làm dài thêm danh sách các cuốn sách đã đọc.
- GV tổng kết hoạt động, nhận xét và khen ngợi HS, nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện việc ham học.
2.3. Hoạt động 3: Quan sát và đặt các câu hỏi “Vì sao? Như thế nào? Làm cách nào?”
Mục tiêu: Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị sẵn sách báo, tài liệu theo các chủ đề. Ví dụ: Thực vật và động vật; Trái Đất và bầu trời; Con người và sức khoẻ... Mỗi chủ đề được bố trí thành một góc học tập nhỏ ở trong lớp.
- GV phát cho mỗi HS phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS viết câu hỏi để khám phá về các chủ đề như trên vào phiếu bài tập
Lưu ý, mỗi HS cần viết đủ cả 3 loại câu hỏi, khuyến khích đặt câu hỏi ở nhiều chủ đề khác nhau.
Kết thúc thời gian đọc tài liệu, tìm câu trả lời, GV tổ chức cho một vài HS chia sẻ những điều mình đã ghi nhận được trong phiếu bài tập. Với những câu hỏi chưa có câu trả lời, GV khuyến khích HS về nhà tiếp tục tìm hiểu.
- HS làm phiếu rèn luyện ở Vở bài tập Đạo đức 3
- HS chơi trò chơi chuyền bóng, suy nghĩ, chia sẻ ý kiến.
- HS lắng nghe.
HS ghi tên những cuốn sách đã đọc vào sổ tay.
- HS lắng nghe
- Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ về những cuốn sách đã đọc theo gợi ý của GV.
- Các nhóm khác nhận xét.
HS lắng nghe
HS chia sẻ về những cuốn sách đã học.
HS nhận xét, bổ sung.
Hs viết vào sổ tay tên những cuốn sách đã đọc.
Hs lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của Gv
- HS quan sát, lắng nghe.
HS thảo luận nhóm 4 và viết các câu hỏi vào phiếu học tập.
Đại diện các nhóm dán sản phẩm xung quanh lớp.
Hs di chuyển đến các góc học tập để cùng xem tài liệu, tìm câu trả lời.
 HS viết câu trả lời vào phiếu bài tập.
- HS nghe GV chốt lại nội dung.
3. Củng cố – Dặn dò
Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức đã học, thường xuyên thực hiện những việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
Cách tiến hành:
Gv tổ chức trò chơi Đố vui để củng cố lại các kiến thức trong bài học.
Gv yêu cầu cho HS đọc câu tục ngữ cuối trang 17 trong SGK và nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
GV tổ chức cho HS nêu cảm nhận sau bài học và dặn dò
GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh để phối hợp với gia đình HS những nội dung sau:
Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở con thực hiện những việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
2. Phụ huynh quan sát cách con thể hiện việc ham học hỏi thông qua thái độ,ời nói, việc làm và có những hướng dẫn, nhắc nhở, điều chỉnh, động viên con khi cần thiết.
HS nhắc lại một số biểu hiện của
việc ham học hỏi qua hình thức trò
chơi.
HS suy nghĩ, trả lời.
HS nêu cảm nhận bài học, nhận xét, rút kinh nghiệm.
HS thường xuyên thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự ham học hỏi, hoàn thành phiếu rèn luyện, gửi lại ý kiến nhận xét cho GV chủ nhiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_bai_3_e.doc