Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Chương trình cả năm
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác. Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Học sinh hiểu, ghi nhớ và thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Giáo dục học sinh phải biết kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Giáo viên: Tranh, nghiên cứu bài. Sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, ca dao về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH :
- Khởi động
- Ổn định lớp: Hát bài: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
- Kiểm tra dụng cụ học tập
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
a. Hoạt động 1:
* Mục tiêu: Học sinh biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc.
* Bài tập 1:
- Thảo luận nhóm đôi: 4 bức tranh và tìm hiểu nội dung và đặt tên cho phù hợp cho từng bức tranh.
- Gọi các nhóm trả lời:
+ Ảnh 1: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi.
. Tên: Các cháu thiếu nhi đến thăm Bác Hồ.
+ Ảnh 2: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát.
. Tên: Bác Hồ vui múa cùng các cháu.
+ Ảnh 3: Bác Hồ bế và hôn một bé gái.
. Tên: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi
+ Ảnh 4: Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu .
. Tên: Bác Hồ vui cùng các cháu.
Giáo viên kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lớp 3 Môn: Đạo đức Bài dạy: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( 2 TIẾT ) Tuần: 01 và 02 Tiết: 01 và 02 Ngày soạn: Thứ hai, ngày 07 tháng 09 năm 2020 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 9 tháng 09 năm 2020 Thứ tư, ngày 16 tháng 09 năm 2020 I.MỤC TIÊU: - Học sinh biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác. Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. - Học sinh hiểu, ghi nhớ và thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Giáo dục học sinh phải biết kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Giáo viên: Tranh, nghiên cứu bài. Sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, ca dao về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. - Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III.TIẾN TRÌNH : - Khởi động - Ổn định lớp: Hát bài: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ - Kiểm tra dụng cụ học tập A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: a. Hoạt động 1: * Mục tiêu: Học sinh biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. * Bài tập 1: - Thảo luận nhóm đôi: 4 bức tranh và tìm hiểu nội dung và đặt tên cho phù hợp cho từng bức tranh. - Gọi các nhóm trả lời: + Ảnh 1: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi. . Tên: Các cháu thiếu nhi đến thăm Bác Hồ. + Ảnh 2: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát. . Tên: Bác Hồ vui múa cùng các cháu. + Ảnh 3: Bác Hồ bế và hôn một bé gái. . Tên: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi + Ảnh 4: Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu . . Tên: Bác Hồ vui cùng các cháu. ® Giáo viên kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. * Bài tập 2: * Kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác - Giáo viên kể, nêu câu hỏi: +Cô giáo dẫn các cháu đi đâu? - Cô giáo dẫn các cháu đi chơi ở vườn Bách Thảo. +Cô giáo cho các cháu biết gì? - Cô giáo cho các cháu biết chỗ ở và nơi làm việc của Bác Hồ. +Khi nhìn thấy Bác, các cháu đã làm gì? - Khi nhìn thấy Bác, các cháu đã reo lên : “Bác Hồ! Bác Hồ muôn năm!” +Thấy các cháu Bác Hồ đã làm gì? - Thấy các cháu Bác Hồ đã bảo các cháu vào, Bác dang rộng hai tay đón các cháu. +Bác cho các cháu quà gì? - Bác cho các cháu những viên kẹo. +Bác đã dặn các cháu những gì? - Bác đã dặn các cháu phải chăm học và vâng lời cha mẹ. - Giáo viên nhận xét và kết luận: * Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi Việt Nam. Thiếu nhi cần phải phải chăm học và vâng lời cha mẹ để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy * Mục tiêu: Học sinh hiểu và ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy. * Bài tập 3: - Yêu cầu học sinh thảo luận. - Em hãy nêu một vài biểu hiện cụ thể của Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng: 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào 2. Học tập tốt, lao động tốt 3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm +Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai? - Năm điều Bác Hồ dạy dành cho thiếu niên, nhi đồng. Þ Giáo viên kết luận: Kính yêu Bác Hồ là các em phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * Bài tập 4: - Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm điều Bác Hồ thiếu niên, nhi đồng. - Còn điều nào em chưa thực hiện tốt ? Vì sao ? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ? Ghi ra những việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ qua 5 điều Bác Hồ dạy. - Giáo viên nhận xét - Gọi học sinh trả lời: + Bản thân em đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy như thế nào? - Gọi học sinh trả lời. + Đọc 5 điều Bác Hồ dạy - Chia sẻ trong nhóm. Þ Giáo viên kết luận: Kính yêu Bác Hồ là các em phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. * Bài tập 5: - Em hãy sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài báo, bài thơ, bài hát, ca dao, về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được với các bạn. * Bài tập 6: - Trò chơi: “Phóng viên” Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi. + Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào? Quê ở đâu? - Bác Hồ sinh vào ngày 19/5/1890. Quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. + Bác Hồ còn có tên gọi nào khác? - Bác Hồ còn có tên gọi khác: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. +Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở đâu ? - Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. + Quê Bác ở đâu ? - Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. +Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào? - Tình cảm của Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi. + Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta? - Bác đã có công lao to lớn đối với dân tộc ta là vị lãnh tụ của dân tộc, là vị chủ tịch đầu tiên của nước ta. Nêu những việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ qua 5 điều Bác Hồ dạy. - Những việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ qua 5 điều Bác Hồ dạy: như chăm học, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Gọi học sinh nêu ghi nhớ. - Yêu cầu học sinh đọc thuộc ghi nhớ . * Ghi nhớ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen , Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ . * Tổng kết, đánh giá tiết học - Học sinh nhận xét giờ học. - Chủ tịch chia sẻ trước lớp. - Chủ tịch gọi các nhóm bình chọn và tuyên dương những học sinh học tốt. - Dặn dò: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về Bác Hồ. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Học thuộc 5 điều Bac Hồ dạy. - Về nhà thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lớp 3 Môn: Đạo đức Bài dạy: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM ( 2 TIẾT) Tuần: 03 và 04 Tiết: 03 và 04 Ngày soạn:Thứ hai, ngày 21 tháng 09 năm 2020 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 23tháng 09 năm 2020 Thứ tư, ngày 30 tháng 09 năm 2020 I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh hiểu: - Trẻ em có quyền sống với gia đình, có quyền được cha mẹ chăm sóc ; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ. -Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 2. Học sinh thể hiện thái độ yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 3. Học sinh sử dụng một số kĩ năng thực hiện các việc làm vừa sức chăm sóc những người thân trong gia đình trong cuộc sống hàng ngày II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên chuẩn bị: - Đĩa CD bài hát Cả nhà thương nhau hoặc Ba ngọn nến lung linh - Phiếu học tập theo nhóm cho HĐCB số 1 2. Học sinh chuẩn bị hoặc “Ba ngọn nến lung linh”, nhạc và lời của Ngọc Lễ. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Bài tập 1: Em hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc cùa cha mẹ đối với em. - Mỗi học sinh kể 3 việc làm của ông bà / bố mẹ /anh chị em thể hiện sự quan tâm chăm sóc với em. (Trong những trường hợp đặc biệt, tuy không ở cùng gia đình nhưng em có nhận được sự quan tâm chăm sóc từ người thân không? Sự quan tâm, chăm sóc đó được thể hiện nhứ thế nào?) - Thảo luận chung: + Em có cảm nghĩ như thế nào khi được người thân quan tâm, chăm sóc ? Vì sao người ta lại quan tâm, chăm sóc em như vậy? + Khi các em được quan tâm, chăm sóc thì các em cảm thấy thế nào? - Khi các em được quan tâm, chăm sóc thì các em rất vui và rất hạnh phúc. + Các em thấy mình có cần có bổn phận gì với gia đình không? - Em thấy mình có cần có bổn phận quan tâm và chăm sóc những người trong gia đình. + Em có cảm nghĩ như thế nào nếu người thân không quan tâm, chăm sóc em? - Trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên chú ý quan sát và theo dõi những nhóm học sinh đặc biệt không nhận được sự quan tâm chăm sóc của người thân trong gia đình (bố mẹ đi làm ăn, công tác xa nhà hoặc bố mẹ li dị, bố mẹ đơn thân, bố mẹ ngược đãi con, ) - Một số nhóm học sinh trình bày trước lớp, ưu tiên những nhóm học sinh đặc biệt. Học sinh ghi các việc làm thể hiện sự quan tâm của người thân trong gia đình lên bản thông qua lời kể của các nhóm theo mẫu sau: TT VIỆC LÀM ÔNG BÀ BỐ MẸ ANH CHỊ EM 1 2 3 - Học sinh đọc các việc làm của người thân. Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. Giáo viên kết luận: Người thân trong gia đình luôn quan tâm chăm sóc em như nuôi ăn mặc, cho đi học, chăm sóc khi ốm đau, Mỗi em đều có gia đình và được người thân yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mỗi trẻ em đều được hưởng. Em cảm thấy yên vui và an toàn khi sống cùng người thân và rất biết ơn họ khi nhận ddc sự chăm sóc. Các em cần biết sự thông cảm và động viên những bạn không nhận được nhận sự chăm sóc này. * Bài tập 2: Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” a) Học sinh đọc cá nhân truyện”Bó hoa đẹp nhất” Các cá nhân trong nhóm đọc truyện theo cách nối tiếp và trả lời những cao hỏi sau: + Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ? - Chị em Ly đã hái những bông hoa dại ven đường về tặng mẹ, nhân dịp sinh nhật mẹ. + Mẹ đã nói gì khi nhận bó hoa? - Khi nhận bó hoa chị em Ly tặng mẹ đã nói là bó hoa đẹp nhất. + Vì sao mẹ nói rằng bó hoa chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất? - Mẹ nói rằng bó hoa chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất vì bó hoa đó thể hiện sự thương yêu mà chị em My dành cho mẹ. - Việc làm của chị em Ly thể hiện tình cảm như thế nào với mẹ? Việc làm đó thực hiện bổn phận nào của các con với người thân? b) Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến c) Giáo viên kết luận: Các em cần thể hiện sự quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình bằng những việc làm vừa sức mình. Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc đó mang lại niềm vui cho người thân và cho các em. * Bài tập 3: Đánh giá và lựa chọn hành vi phù hợp trong việc thể thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em a) Nhóm trưởng tổ chức thảo luận nhóm theo các yêu cầu như sau: * Nhận xét về cách ứng xử của các bạn nhỏ. * Lựa chọn hành vi thay thế những hành vi không nên làm trong các trường hợp dưới đây: - Hương cùng mẹ sắp xếp mâm bát chuẩn bị ăn cơm. Sau đó Hương mời bố mẹ, ông bà vào ăn cơm. - Sau khi ăn, Lan dọn mâm bát gọn gàng, rót nước, lấy tăm mời ông bà, cha mẹ. - Sâm đang đi chơi ở đầu ngõ thì thấy bà ở quê ra chơi. Sâm chạy lại chào bà và đòi bà cho quà. Sau khi lấy quà xong, Sâm lại chạy ra chơi cùng bạn. - Mẹ Phương đang làm vệ sinh bếp. Phương ngồi chơi với em nhỏ. - Linh ở nhà trông em nhưng mải đọc truyện tranh để em bé ngã. - Khi mẹ ốm mệt, Khánh rót nước, lấy thuốc, bưng cháo để mẹ ăn. b) Nhóm học sinh thảo luận nhận xét hành vi trong các tình huống. c) Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày nhận xét về một trường hợp: Học sinh nhận xét: - Các bạn Hương, Lan, Phương, Khánh đã làm tốt bổn phận quan tâm chăm sóc người thân. - Tuy nhiên, bạn Sâm và Linh chưa làm trọn bổn phận của mình. Sâm nên đỡ túi giúp bà, về nhà cùng bà, mời bà uống nước và hỏi thăm công việc của bà. Linh nên chú ý trông em để em không bị ngã. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh của bài tập 3, đọc các tình huống rồi nhận xét hành vi của các bạn trong tranh. - Cho học sinh nhận xét từng tranh. - Nhận xét, kết luận: . Tranh a, c, đ: Các bạn đã biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. . Tranh b, d: Các bạn chưa thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. + Em đã quan tâm, chăm sóc những người trong gia đình chưa? - Nhận xét, khen ngợi hoặc nhắc nhở ý kiến hay của học sinh. d) Giáo viên kết luận: Em có thể làm nhiều việc để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày. Đó là bổn phận và trách nhiệm của em với trong gia đình. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * Bài tập 4: Xử lí tình huống và đóng vai: a) Nhóm trưởng tổ chức thảo luận xử lí những tình huống sau: - Tình huống 1: Lan đang ngồi học trong nhà thì thấy em chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân( như trèo cây, nghịch dao, chơi ở bờ ao, ) Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì? - Tình huống 2: Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được. Nếu em là bạn Huy, em sẽ làm gì? Vì sao? b) Các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra các cách giải quyết vấn đề trong từng tình huống. d) Đại diện các nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề và giải thích lý do lựa chọn cách giải quyết. Trao đổi ý kiến với cả lớp. d) Giáo viên kết luận: Trong mỗi tình huống, các em đều tìm được cách thể hiện sự quan tâm chăm sóc của mình với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Những việc làm đó không chỉ mang lại niềm vui cho những người thân mà còn mang lại niềm vui cho em – người đã biết quan tâm đến người khác. * Bài tập 5: Em có tán thành các ý kiến dưới đây không? Vì sao? a) Trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc. b) Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc. c) Trẻ em có có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Học sinh sẽ thể hiện sự tán thành ý kiến qua việc thực hiện thẻ xanh , thẻ đỏ. * Bài tập 6: - Hãy vẽ hoặc kể về các món quà mà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em vào dịp sinh nhật. * Các nhóm tự chọn vẽ hoặc kể kể về các món quà mà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em vào dịp sinh nhật. * Các nhóm trình bày. * Giáo viên kết luận: Trong mỗi bài vẽ, câu chuyện các em kể đều thể hiện sự quan tâm chăm sóc của mình với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Đó là một việc làm, một cử chỉ đẹp không thể thiếu được khi cùng sống trong cộng đồng. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Gọi học sinh nêu ghi nhớ. - Yêu cầu học sinh đọc thuộc ghi nhớ . * Ghi nhớ: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại, em cũng có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống trong gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc. * Tổng kết, đánh giá tiết học - Học sinh nhận xét giờ học. - Chủ tịch chia sẻ trước lớp. - Chủ tịch gọi các nhóm bình chọn và tuyên dương những học sinh học tốt. - Dặn dò: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về về sự quan tâm chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Học thuộc ghi nhớ bài. - Về nhà thực hiện thật tốt việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. * Bài tập 7: - Hãy sưu tầm và giới thiệu các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện, về tình cảm gia đình, về sự quan tâm chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lớp 3 Môn: Đạo đức Bài dạy: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG ( 2 TIẾT) Tuần: 5 và 6 Tiết: 5 và 6 Ngày soạn: Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2020 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 07 tháng 10 năm 2020 Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2020 I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp việc trường, vì sao cần tích cực tham gia việc lớp việc trường, trẻ em có quyền tham gia việc lớp việc trường. - Học sinh trình bày được kiến thức, tích cực tham gia việc lớp việc trường. - Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. Ứng xử phù hợp trong các tình huống, tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Giáo dục học sinh có ý thức tích cực tham gia việc lớp việc trường, tham gia những phong trào bảo vệ môi trường do trường lớp tổ chức. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên chuẩn bị: - Đĩa CD bài hát Em yêu trường em 2. Học sinh chuẩn bị : - Vở bài tập Đạo đức 3 - Thẻ xanh và thẻ đỏ. III.TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát bài Em yêu trường em A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Bài tập 1: - Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa, riêng Thu lại ghé tai Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. - Theo em, bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao? * Quan sát, vấn đáp - Đưa tranh + Tranh vẽ những gì? - Tranh vẽ Huyền và các bạn đang trồng hoa, một bạn đến rủ Huyền đi chơi. + Theo em, có thể Huyền sẽ làm gì? a. Đồng ý đi chơi b. Từ chối c. Dọa sẽ thưa cô d. Khuyên bạn cùng làm - Ghi bảng, tóm tắt cách giải quyết: a. Đồng ý đi chơi b. Từ chối c. Dọa sẽ thưa cô d. Khuyên bạn cùng làm e. Giải thích cho bạn hiểu vì sao không nên đi chơi. => Nếu em là Huyền, em sẽ chọn cách giải quyết nào? + Tham gia trồng hoa là tham gia việc trường, việc lớp. Em hãy kể một số việc làm thể hiện tham gia việc trường, việc lớp. - Một số việc làm thể hiện tham gia việc trường, việc lớp: trực nhật, tham gia các phong trào do trường phát động,... + Khi tham gia việc trường, việc lớp em cảm thấy thế nào? - Khi tham gia việc trường, việc lớp em cảm thấy rất vui. + Vì sao em cần tích cực tham gia việc trường, việc lớp? - Em cần tích cực tham gia việc trường, việc lớp vì đó là quyền và bổn phận của học sinh. * Giáo viên kết luận: Tham gia việc trường, việc lớp là các em góp phần cho trường lớp đẹp hơn, tốt hơn, đó là quyền và bổn phận của các em. * Bài tập 2: * Đánh giá hành vi - Đưa từng tranh, đặt câu hỏi: + Tranh vẽ gì? + Tranh 1: Các bạn họp bàn kỉ niệm 20-11 thì một bạn bỏ ra ngoài chơi. + Tranh 2: Các bạn đang trực nhật thì hai bạn lại chơi đá cầu. + Tranh 3: Các bạn cùng bàn bạc việc chúc mừng cô trong ngày 08- 03. + Tranh 4: Các bạn bàn nhau giúp các bạn trong tổ học tốt. + Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn? - Em có nhận xét: Việc làm của các bạn trong hình 1, 2 là chưa tốt. + Nếu em là bạn trong tranh thì em sẽ làm gì? - Nếu em là bạn trong tranh thì em sẽ tích cực tham gia việc trường, việc lớp. + Em hãy kể một số việc làm thể hiện tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Một số việc làm thể hiện tham gia việc trường, việc lớp: trực nhật, tham gia các phong trào do trường phát động, nuôi heo đất, thu gom giấy vụn. tham gia phong trào “ Nụ cười hồng” . + Vì sao cần tích cực tham gia việc lớp, việc trường? - Em cần tích cực tham gia việc trường, việc lớp vì đó là quyền và bổn phận của các em. * Giáo viên kết luận: Giáo dục học sinh có ý thức tích cực tham gia việc lớp việc trường, tham gia những phong trào bảo vệ môi trường do trường lớp tổ chức. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * Bài tập 3: * Giới thiệu bài + Bày tỏ ý kiến - Yêu cầu học sinh lần lượt bày tỏ ý kiến của bài tập 3. - Nhận xét, kết luận . Các ý kiến nên đồng tình: a, b, d . Ý kiến chưa phù hợp: c * Đóng vai - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách xử lí và đóng vai các tình huống trong SGK. - Theo dõi, giúp đỡ. * Giáo viên kết luận: Nhận xét, kết luận: Cần có ý thức tự giác tham gia việc lớp, việc trường; vì sẽ giúp cho trường lớp ngày càng đẹp hơn. * Lập kế hoạch tham gia việc trường, việc lớp - Cho các tổ lập danh sách các bạn đăng ký tham gia việc trường, việc lớp. - Tổ ghi những việc các bạn đăng ký. - Nêu danh sách các bạn và những việc các bạn đã đăng ký. - Nhận xét - Dặn học sinh thực hiện những việc đã đăng ký và tổng kết trong tuần sau. * Bài tập 4: Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận, xử lý các tình huống dưới đây: a) Nhóm trưởng tổ chức thảo luận xử lí những tình huống sau: - Tình huống 1: Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn? - Tình huống 2: Nếu em là học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu? - Tình huống 3: Cô giáo đi họp, dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch làm ồn. Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó? - Tình huống 4: Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 08 tháng 03. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm.Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì? b) Các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra các cách giải quyết vấn đề trong từng tình huống. d) Đại diện các nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề và giải thích lý do lựa chọn cách giải quyết. Trao đổi ý kiến với cả lớp. - Các nhóm trình bày, nhận xét a. Tình huống 1: Cần thuyết phục bạn Tuấn tham gia. b. Tình huống 2: Cần tham gia giúp bạn học tốt. c. Tình huống 3: Cần nhắc nhở các bạn giữ trật tự. d. Tình huống 4: Có thể nhờ một bạn nào đó mang giúp đến lớp hoặc báo cho cô biết để cô có biện pháp khác. d) Giáo viên kết luận: Trong mỗi tình huống, các em đều tìm được cách thể hiện việc tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Phải biết tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Gọi học sinh nêu ghi nhớ. - Yêu cầu học sinh đọc thuộc ghi nhớ . * Ghi nhớ: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. * Tổng kết, đánh giá tiết học - Học sinh nhận xét tiết học. - Chủ tịch chia sẻ trước lớp. - Chủ tịch mời các nhóm bình chọn và tuyên dương những học sinh học tốt. - Dặn dò: Sưu tầm các câu thơ khuyên phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: * Bài tập 5: - Em hãy đăng ký tham gia làm những việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và lập kế hoạch để thực hiện tốt những công việc đó. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lớp 3 Môn: Đạo đức Bài dạy: THỰC HÀNH KĨ NĂNG ( 1 TIẾT) Tuần: 9 Tiết: 9 Ngày soạn: Thứ hai, ngày 02 tháng 11 năm 2020 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 04 tháng 11 năm 2020 I,MỤC TIÊU : - Giúp học sinh hiểu: Cần phải biết kính yêu Bác Hồ, biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em, tích cực tham gia việc lớp, việc trường và tôn trọng đám tang. - Học sinh thực hiện tốt các kĩ năng đã học . - Giáo dục học sinh có những biểu hiện đạo đức tốt xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên chuẩn bị: - Đĩa CD bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng 2. Học sinh chuẩn bị : - Vở bài tập Đạo đức 3 - Thẻ đúng, sai III.TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Nhắc lại các kĩ năng đã học: Kể cho bạn nghe tên những bài đạo đức và những kĩ năng đã được học. *các bài đã học: Bác Hồ kính yêu; Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; Tích cực tham gia việc lớp, việc trường; Tôn trọng đám tang; +Em đã thực hiện được những kĩ năng nào? + Còn kĩ năng nào bạn chưa đạt được ? Vì sao ? => Các em cần thực hiện tốt các kĩ năng đã được học. 2.Kể cho nhau nghe các việc lớp, việc trường em đã tham gia. -Các em kể cho nhau nghe. => Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. 3. Em tán thành với ý kiến nào? Khoanh vào chữ cái trước những ý kiến mà em tán thành. a) Tự làm lấy việc của mình là quyền của trẻ em. b) Tự làm lấy việc của trường của lớp phù hợp với khả năng không để người khác nhắc nhở. c) Chỉ làm những công việc được giao. d) Việc nào dễ thì làm, việc nào khó thì nhờ bạn. =>Mỗi cá nhân cần ý thức và tự giác tham gia việc lớp, việc trường. 4. Dùng thẻ chữ Đ cho việc làm đúng, thẻ chữ cho việc làm sai. Các việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang. Vì sao? Chạy theo xem, chỉ trỏ Nhường đường Cười đùa Ngả mũ, nón Bóp còi xe xin đường => Chúng ta cần phải tôn trọng đám tang, tôn trọng người đã khuất. 4. Giới thiệu các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện đã sưu tầm về tình cảm gia đình, về sự quan tâm chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Các nhóm trưng bày các tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được. =>Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại, em cũng có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống trong gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc. * Tổng kết, đánh giá tiết học - Học sinh nhận xét giờ học. - Chủ tịch chia sẻ trước lớp. - Chủ tịch gọi các nhóm bình chọn và tuyên dương những học sinh học tốt. - Dặn dò: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về về sự quan tâm giúp đỡ hang xóm, láng giềng C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Thực hành vận dụng các kĩ năng đã học vào cuộc sống hằng ngày. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lớp 3 Môn: Đạo đức Bài dạy: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG LÁNG GIỀNG ( 2 TIẾT ) Tuần: 10 và 11 Tiết: 10 và 11 Ngày soạn: Thứ hai , ngày 09 tháng 11 năm 2020 Ngày dạy: Thứ tư , ngày 11 tháng 11 năm 2020 Thứ tư , ngày 18 tháng 11 năm 2020 I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày, bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Giáo dục học sinh yêu quý những người hàng xóm, láng giềng. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - GV: Tranh minh họa truyện, nghiên cứu bài. - HS: Vở bài tập đạo đúc lớp 3 III. TIẾN TRÌNH: - Khởi động: hát bài hát do ban văn nghệ tự chọn. - Hát bài: “Em yêu ai ?” - Giới thiệu bài: Những người ở xung quanh nhà em ở được gọi là gì? Những người ở xung quanh nhà em ở được gọi là bà con hàng xóm, láng giềng. Đối với hàng xóm, láng giềng chúng ta cần phải làm gì để tạo mối quan hệ tốt. Các em sẽ cùng thầy tìm hiểu qua Đạo đức bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Chủ tịch mời các bạn đọc mục tiêu của bài học. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Phân tích truyện: Chị Thủy của em + Kể chuyện, tranh minh họa: Truyện gồm những nhân vật nào? - Truyện gồm những nhân vật: Thủy, bé Viên, mẹ của bé Viên. Vì sao bé Viên cần sự chăm sóc của Thủy? - Bé Viên cần sự chăm sóc của Thủy vì Viên còn nhỏ cả nhà đi vắng hết không có ai trông bé Viên, Viên chơi một mình ngoài trời nắng. Thủy làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà? - Thủy nghĩ ra nhiều trò chơi để bé Viên chơi không bị chán. Vì sao mẹ Viên cảm ơn Thủy? - Mẹ Viên cảm ơn Thủy vì bạn Thủy đã giúp đỡ quan tâm đến bé Viên và dạy cho bé Viên biết nhiều điều. Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? - Cần phải biết quan tâm, chăm sóc mọi người xung quanh. Giáo viên chốt lại: Ú Ai cũng có lúc khó khăn hoạn nạn. Ú Cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, vừa sức của mình. Giáo viên kết luận: - Việc làm của bạn Thủy là rất tốt thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Em cần học tập bạn Thủy. - Giúp đỡ, quan tâm đến hàng xóm láng giềng để tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó. - Quan tâm, chăm sóc hàng xóm láng giềng cần thể hiện qua việc làm cụ thể, các em cùng quan sát thật kỹ và đặt tên cho các bức tranh sau qua bài tập 2. 2. Em hãy quan sát và đặt tên cho các búc tranh của bài tập 2. - Tranh 01: Chào hỏi lễ phép với hàng xóm, láng giềng. + Vì sao em chọn tên này? - Fm chọn tên này vì em thấy trong tranh có một bạn trai khoanh tay và nói: “Cháu chào bác! “Một bác vai vác cuốc nói: “Chào cháu!” - Tranh 02: Không làm phiền hàng xóm, láng giềng. + Vì sao em chọn tên này? - Fm chọn tên này vì em thấy trong tranh có một bạn trai nói: “Các bạn không nên đá bóng ở đây, làm ồn quá!” - Tranh 03: Giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. + Vì sao em chọn tên này? - Em chọn tên này vì em thấy trong tranh có một bạn trai nói: “ Ông ơi, nhà ông có thư ạ.”. Ông nói với bé trai: “ Ông cảm ơn cháu. Cháu ngoan quá!” - Tranh 04: Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Một việc làm tốt Cô bé thật là ngoan + Vì sao em chọn tên này? - Fm chọn tên này vì em thấy trong tranh có một bạn gái nói: “Mình cần giúp cô Hải, trời sắp mưa rồi.” Giáo viên kết luận: - Các bạn trong tranh rất ngoan, biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp khả năng. - Bản thân mỗi học sinh cần phải học tập và có những hành vi đối xử thật tốt với hàng xóm láng giềng của mình vì: “ Nhất cận thân, nhì cận lân .” - Các bạn hãy cùng bày tỏ sự đánh giá của mình qua bài tập 3. 03.Hãy bày tỏ ý kiến bằng cách đánh dấu + vào ô trống phù hợp: +Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học. (BT3) - Các nhóm bắt đầu thảo luận và bày tỏ ý kiến bằng cách đánh dấu + vào ô trống phù hợp: + a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau. Tán thành - Vì sao em tán thành ý kiến này ? + Em tán thành ý kiến này vì khi có việc cần thì người đầu tiên giúp đỡ mình là người hàng xóm, láng giềng. + b) Đèn nhà ai nấy rạng. Không tán thành - Vì sao em không tán thành ý kiến này ? + Em không tán thành ý kiến này vì đó là thái độ không biết quan tâm người khác, việc của ai người nấy biết. Đó là thói xấu, không nên thực hiện. c) Quan tâm. giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. + Tán thành - Vì sao em tán thành ý kiến này ? + Em tán thành ý kiến này vì hàng xóm, láng giềng cần có tình cảm gắn bó và có mối quan hệ thật tốt. d) Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc phù hợp với khả năng. + Tán thành - Vì sao em tán thành ý kiến này ? + Em tán thành ý kiến này vì đây là việc nên làm thể hiện tình làng nghĩa xóm. Giáo viên kết luận: - Các ý kiến: a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau. c) Quan tâm. giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. d) Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc phù hợp với khả năng. - Đây là những ý kiến đúng, các em cần phải thực hiện tốt. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - Ý kiến: b) Đèn nhà ai nấy rạng. - Đây là ý kiến sai, các em không nên tán thành. - Cho học sinh đọc nội dung bài học ( Vở bài tập trang 25 ) Người xưa đã nói chớ quên, Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau. Giữ gìn tình nghĩa tương giao Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Đối với hàng xóm, làng giềng các em cần thể hiện những hành vi nào các em cùng cô tím hiểu qua bài tập 4. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 4 trong sách giáo khoa. - Sau đó đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nhận xét là nên làm hay không nên làm đối với hàng xóm, láng giềng. a.Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm - Giáo viên đặt câu hỏi: Đây là việc nên làm hay không nên làm ? + Đây là việc nên làm. - Vì sao nên chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm? + Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm là thể hiện sự quan tâm hàng xóm, láng giềng. b.Đánh nhau với trẻ con hàng xóm. - Đây là việc không nên làm vì đó là việc làm của một đứa trẻ chưa ngoan. c. Ném gà của n
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_3_chuong_trinh_ca_nam.doc