Bài giảng Tiếng Việt 3 - Bài 21C : Sáng tạo là niềm vui

Bài giảng Tiếng Việt 3 - Bài 21C : Sáng tạo là niềm vui

Một tờ giấy trắng

Cô gấp cong cong

Thoắt cái đã xong

Chiếc thuyền xinh quá !

Một tờ giấy đỏ

Mền mại tay cô

Mặt trời đã phô

Nhiều tia nắng tỏa.

Thêm tờ xanh nữa

Cô cắt rất nhanh

Mặt nước dập dềnh

Quanh thuyền sóng lượn.

Như phép mầu nhiệm

Hiện trước mắt em :

Biển biếc bình minh

Rì rào sóng vỗ

Biết bao điều lạ

Từ bàn tay cô.

 Nguyễn Trọng Hoàn

 

pptx 27 trang thanhloc80 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 3 - Bài 21C : Sáng tạo là niềm vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các em học sinh tham gia lớp học trực tuyến!Thứ sáu ngày 19 tháng 2 năm 2021 Tiếng ViệtBài 21C : Sáng tạo là niềm vuiCác em mở sgk – trang 27 Tranh vẽ gì? Cô giáo đang làm gì? Các bạn học sinh đang làm gì?2.Nghe thầy cô đọc bài thơ Một tờ giấy trắngCô gấp cong congThoắt cái đã xongChiếc thuyền xinh quá ! Một tờ giấy đỏMền mại tay côMặt trời đã phôNhiều tia nắng tỏa.Thêm tờ xanh nữaCô cắt rất nhanhMặt nước dập dềnhQuanh thuyền sóng lượn.Như phép mầu nhiệmHiện trước mắt em :Biển biếc bình minhRì rào sóng vỗ Biết bao điều lạTừ bàn tay cô. Nguyễn Trọng HoànBàn tay cô giáoBài tập đọc được chia làm mấy khổ thơ?5 khổ thơ Đọc nối tiếp khổ thơChú ý đọc bài với giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, nhiệm màu của bàn tay cô giáo: thoắt cái, xinh quá, rất nhanh và đọc chậm lại ở 2 dòng thơ cuối: Biết bao điều lạ Từ bàn tay cô3. Nghe, thầy cô hướng dẫn đọc:Đọc từ ngữ: thoắt cái, tỏa, dập dềnh, sóng lượn, biển biếc, rì rào.Mời 1 bạn đọc từ chú giảiPhô: bày ra, để lộ raĐặt câu:Cu Tí cười phô hai chiếc răng mới nhú trông thật yêu.Mầu nhiệm: có phép lạ tài tình Dập dềnh: động tác lên xuống nhịp nhàngThoắt cái: làm rất nhanhMột tờ giấy trắng /Cô gấp cong cong /Thoắt cái đã xong /Chiếc thuyền xinh quá!// Một tờ giấy đỏ /Mềm mại tay cô /Mặt trời đã phô /Nhiều tia nắng tỏa. //Thêm tờ xanh nữa /Cô cắt rất nhanh /Mặt nước dập dềnh /Quanh thuyền sóng lượn. //Như phép mầu nhiệm /Hiện trước mắt em : /Biển biếc bình minh /Rì rào sóng vỗ //Biết bao điều lạ /Từ bàn tay cô. //Bàn tay cô giáoLuyện đọc cá nhânXung phong đọc nối tiếp khổ thơ5. HỎI - ĐÁP Câu 1: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong rất xinh.Với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng tỏa.Thêm tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh, tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.Những sản phẩm được làm từ bàn tay côChiếc thuyền cong cong Mặt trời với nhiều tia nắng tỏaMặt nước dập dềnhCâu 2: Bức tranh cắt dán giấy của cô giáo có gì đẹp?Bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh. Những con thuyền cong cong, xinh xắn dập dềnh trên mặt biển xanh mênh mông. Mặt trời đang lên phô những tia nắng đỏ.Câu 3: Hai dòng thơ cuối bài nói với bạn điều gì? Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em HS. Từ các tờ giấy cô đã tạo nên một cảnh biển thật đẹp lúc bình minh.Nội dung của bài tập đọc là gì ?Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. CÁC EM GHI NỘI DUNG BÀI VÀO VỞ- Ở nhà học lại cho thuộc bài thơ, tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm.Xem trước và chuẩn bị bài: Nhà bác học và bà cụ2. Điền âm đầu hoặc dấu thanh:a. Điền vào chỗ trống ch hay tr? Trí thức là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đang đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? Trên ruộng đồng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ở đâu, ta cũng gặp những trí thức lao động quên mình. Các kĩ sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các kĩ sư cơ khí cùng công nhân sản xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xã hội. Các bác sĩ chữa bệnh cho dân.3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ở đâu?" trong phiếu học tập Câu 1: Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Câu 2: Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. Câu 3: Đề tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông. 4. Nghe thầy cô kể chuyện Nâng niu từng hạt giống Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới. Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm.Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.” Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt ông đem gieo LƯƠNG ĐỊNH CỦAtrong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt ( 1920 - 1975)kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.5. Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:Câu 1: Ông Lương Định Của là ai? Ông Lương Định Của là một nhà khoa học về lĩnh vực nông nghiệp. Ổng đã tạo ra nhiều giống lúa mới.Câu 2: Viện nghiên cứu nhận được quà gì? Món quà mà viện nghiên cứu nhận được là mười hạt giống quý.Câu 3: Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt thóc giống? Ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt thóc giống vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét. 5. Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:Câu 4: Ông Lương Định Của đã làm gì để giữ được các hạt giống nảy mầm? Ông Lương Định Của giữ được các hạt giống nảy mầm bằng cách ông chia 10 hạt giống thóc thành 2 phần. Nắm hạt gieo trồng trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.5. Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Câu 5: Em học được điều gì từ ông Lương Định Của? Ông Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ở nhà các em kể lại câu chuyện cho người thân ngheTiết học đến đây là kết thúc.Chào tạm biệt các em! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tieng_viet_3_bai_21c_sang_tao_la_niem_vui.pptx