Bài giảng Tập đọc lớp 3 - Tuần 22: Nhà bác học và bà cụ

Bài giảng Tập đọc lớp 3 - Tuần 22: Nhà bác học và bà cụ

Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ sinh năm 1947 mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một nghìn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả và khó khăn. Ông phải đi bán báo, làm thuê, để kiếm sống nhưng rất ham học hỏi. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi , ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại, ông đã cống hiến cho nhân loại 1200 phát minh, sáng chế như: máy đánh chữ, máy đĩa hát, máy chiếu hình, đèn điện, tàu điện .

 

ppt 23 trang thanhloc80 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc lớp 3 - Tuần 22: Nhà bác học và bà cụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Tập đọc lớp 3Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2021Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2021Tập đọc - Kể chuyệnNHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ3Ê-đi-xơn ( Thomas Edison )( 1847 – 1931 )Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ sinh năm 1947 mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một nghìn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả và khó khăn. Ông phải đi bán báo, làm thuê, để kiếm sống nhưng rất ham học hỏi. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi , ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại, ông đã cống hiến cho nhân loại 1200 phát minh, sáng chế như: máy đánh chữ, máy đĩa hát, máy chiếu hình, đèn điện, tàu điện .Ê- ĐI- XƠN1847- 1931Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một nghìn sáng chế trong lĩnh vực điện kĩ thuật. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập mà không được đến trường học Trung học. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại.Câu 2: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào ?Câu chuyện giữa ông và bà cụ xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó.1. Luyện đọcĐoạn 1: Giọng đọc chậm rãi, khoan thaiÊ-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ.// Khi ông chế tạo ra đèn điện,/ người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem.// Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số.// Đến nơi,/ cụ mỏi quá,/ ngồi xuống vệ đường bóp chân,/ đấm lưng thùm thụp.//- Già phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ / để được nhìn tận mắt cái đèn điện.// Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này / nơi khác có phải may mắn hơn cho người già không?- Thưa cụ,/ tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ?//- Đi xe ấy thì ốm mất.// Già chỉ muốn có một thứ xe / không cần ngựa kéo mà lại thật êm.//Đoạn 2: Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi; Ê-đi-xơn hỏi giọng ngạc nhiênĐoạn 3: Giọng Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến chợt lóe đến; giọng bà cụ phấn chấn Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn.// Ông reo lên://	- Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây.// Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.//	Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác.// Lúc chia tay,/ Ê-đi-xơn bảo://	- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.//	- Thế nào già cũng đến //Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé/ kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu.//Đoạn 4: Giọng Ê-đi-xơn vui, hóm hỉnh; giọng cụ già phấn khởi 	Từ lần gặp bà cụ,/ Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công.//	Hôm chạy thử xe điện,/ người ta xếp hàng dài để mua vé.// Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên.// Đến ga,/ ông bảo://	- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé!//	Bà cụ cười móm mém://	- Cảm ơn ông.// Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi.//	Ê- đi- xơnđèn điệnlóe lênmiệt màithùm thụpnhà bác họccười móm mémùn ùn kéo đếnLuyện đọc từ khóMiệt mài: Ở trạng thái tập trung và bị lôi cuốn vào công việc đến mức như không một lúc nào có thể rời ra.Ví dụ: Học tập miệt mài.Thùm thụp: Tiếng đấm liên tiếp.Ví dụ: Đấm nhau thùm thụp.Nhà bác học: Là người có hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành khoa học.Cười móm mém: cười mà miệng và má hõm vào do rụng hết răng.Ùn ùn kéo đến: Là người đến liên tục và đông, tiếp nối nhau.1Câu 1: Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một nghìn sáng chế trong lĩnh vực điện kĩ thuật. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập mà không được đến trường học Trung học. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại.Câu 2: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào ?Câu chuyện giữa ông và bà cụ xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó.2. Tìm hiểu bàiCâu 3: Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?Bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.Câu 4: Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ? Mong muốn của bà cụ gợi cho ông ý nghĩ chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. Câu 5: Nhờ đâu mong ước của bà cụ trở thành hiện thực ?A. Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê-đi-xơn.B. Sự quan tâm đến con người của Ê-đi-xơn. C. Sự lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện lời hứa.D. Cả 3 ý trên đều đúng.Câu 6: Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?A. Khoa học cải tạo thế giớiB. Cải thiện cuộc sống con ngườiC. Làm con người sống tốt hơn, sung sướng hơnD.Cả 3 ý trên đều đúng.Nội dung của câu chuyện là gì?Nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người3. Luyện đọc lại Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn.// Ông reo lên://	- Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây.// Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.//	Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác.// Lúc chia tay,/ Ê-đi-xơn bảo://	- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.//	- Thế nào già cũng đến..//Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé/ kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu.//4. Kể chuyệnPhân vai dựng lại câu chuyện “ Nhà bác học và bà cụ”.Câu chuyện gồm có mấy vai? Là những vai nào? Câu chuyện có 3 vai là: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ.Thực hành: Phân vai dựng lại câu chuyện “ Nhà bác học và bà cụ”

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_doc_lop_3_tuan_22_nha_bac_hoc_va_ba_cu.ppt