Bài giảng Tập đọc lớp 3 - Cái cầu (Phạm Tiến Duật)

Bài giảng Tập đọc lớp 3 - Cái cầu (Phạm Tiến Duật)

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế

Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió

Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại

Như võng trên sông ru người qua lại

Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.

Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã

Con cứ gọi cái cầu của cha.

 Phạm Tiến Duật

ppt 41 trang thanhloc80 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc lớp 3 - Cái cầu (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌCKIỂM TRA BÀI CŨBài: Nhà bác học và bà cụ1. Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào khi nào?2. Nêu nội dung chính của câu chuyện?Tập đọc:CÁI CẦU Phạm Tiến DuậtCha gửi cho con chiếc ảnh cái cầuCha vừa bắc xong qua dòng sông sâuXe lửa sắp qua, thư cha nói thếCon cho mẹ xem, cho xem hơi lâu. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏCon sáo sang sông bắc cầu ngọn gióCon kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoạiNhư võng trên sông ru người qua lạiDưới cầu, thuyền chở đá, chở vôiThuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi. Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗLà cái cầu này ảnh chụp xa xa Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông MãCon cứ gọi cái cầu của cha. Phạm Tiến Duật  Tập đọc Cái cầuTừ khó:chum nướcđãi đỗHàm Rồngxe lửangọn gióLuyện đọc đoạnCha gửi cho con/ chiếc ảnh cái cầu//Cha vừa bắc xong/ qua dòng sông sâu//Xe lửa sắp qua,/ thư cha nói thế//Con cho mẹ xem,/ cho xem hơi lâu.// Những cái cầu ơi,/ yêu sao yêu ghê!//Nhện qua chum nước/ bắc cầu tơ nhỏCon sáo sang sông/ bắc cầu ngọn gióCon kiến qua ngòi /bắc cầu lá tre.Chum: Đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt.Ngòi: Dòng nước chảy tự nhiên Thông với sông hoặc đầm, hồ. Yêu cái cầu treo /lối sang bà ngoạiNhư võng trên sông/ ru người qua lạiDưới cầu,/ thuyền chở đá,/ chở vôi/Thuyền buồm đi ngược,/ thuyền thoi đi xuôi.// Thuyền buồmThuyền thoiYêu hơn cả cầu ao/ mẹ thường đãi đỗ//Là cái cầu này/ ảnh chụp xa xa//Mẹ bảo:/ cầu Hàm Rồng sông Mã//Con cứ gọi/ cái cầu của cha.//Sông Mã: Tên một con sông chảy qua tỉnh Thanh HóaĐãi (đỗ): làm cho những tạp chất mất đi hoặc giảm đi và không lẫn vào nhau Tìm hiểu bài*Người cha trong bài thơ làm nghề gì?Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầuCha vừa bắc xong qua dòng sông sâuNghề xây dựng cầu* Cha gửi cho bạn nhỏ tấm ảnh về chiếc cầu nào? Được bắc qua dòng sông nào?Cầu Hàm Rồng bắc qua sông MãCầu Hàm RồngChiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã, trên đường vào Thanh Hóa. Cầu nằm giữa hai quả núi. Một bên giống đầu rồng gọi là núi Rồng. Một bên giống viên ngọc gọi là núi Ngọc.Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng. Máy bay Mĩ thường xuyên bắn phá vị trí này nhằm phá cầu, cắt đứt đường chuyển quân, chuyền hàng vào miền Nam của ta. Bố của bạn nhỏ đã tham gia xây dựng chiếc cầu nổi tiếng đó.*Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?Bạn nhỏ nghĩ đến những “cây cầu” gần gũi với cuộc sống xung quanh bạn ấyBạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến lá tre, như chiếc cầu giúp kiến qua ngòiBạn nghĩ đến chiếc cầu treo sang nhà bà ngoại êm như võng trên sông ru người qua lại.Bạn nghĩ đến chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.* Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu trong tấm ảnh - cầuHàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và cácđồng nghiệp làm nên.*Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?* Qua bài thơ này em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?Bạn yêu cha, tự hào về cha. Nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.Bài thơ nói lên điều gì?Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy năm 1946 và năm 1962 cầu được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19/ 5/ 1964. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép. ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Tháng 12/ 2000 sau khi cầu Hoàng Long khánh thành thì cầu Hàm Rồng chỉ dành cho đường sắt.- Trong lớp ta những bạn nào đã được đi, đến và biết về cầu Hàm Rồng?- Em thấy cầu Hàm Rồng như thế nào? LUYỆN ĐỌC HỌC THUỘC LÒNG Củng cố, dặn dò:Học thuộc bài thơHọc thuộc nội dung bài học.CHÀO CÁC EM !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_doc_lop_3_cai_cau_pham_tien_duat.ppt