Bài giảng Tập đọc khối 3 - Tiết 16, 17: Bài tập làm văn

Bài giảng Tập đọc khối 3 - Tiết 16, 17: Bài tập làm văn

* Đọc đúng:

- Loay hoay, quét nhà, rửa bát đĩa, khăn mùi soa, bít tất, ngắn ngủn.

* Giải nghĩa từ:

- Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay.

- Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.

- Ngắn ngủn: rất ngắn (có ý chê).

 

ppt 19 trang thanhloc80 2270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập đọc khối 3 - Tiết 16, 17: Bài tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LÀM VĂNTẬP ĐỌCTIẾT 16,17KIỂM TRA BÀI CŨHãy cho biết nội dung câu chuyện là gì?Cuộc họp của chữ viết Nội dung câu chuyện nói lên tầm quan trọng của dấu chấm trong câu. Nếu đặt dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu nhầm ý của câu.Bài tập làm vănThứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020Tập đọc* Đọc đúng:- Loay hoay, quét nhà, rửa bát đĩa, khăn mùi soa, bít tất, ngắn ngủn.* Giải nghĩa từ:- Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ 	 túi để lau mặt, lau tay.- Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.- Ngắn ngủn: rất ngắn (có ý chê).LUYỆN ĐỌC TỪLUYỆN ĐỌC ĐOẠN 11. 	Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?"	Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 22. 	Đến đây,/ tôi bỗng thấy bí.// Quả thật,/ ở nhà,/ mẹ thường làm mọi việc.// Thỉnh thoảng,/ mẹ bận,/ định gọi tôi giúp việc này,/ việc kia,/ nhưng thấy tôi đang học,/ mẹ lại thôi.//"	Tôi nhìn sang Liu-xi-a,/ thấy bạn ấy đang viết lia lịa.// Thế là tôi bỗng nhớ/ có lần tôi giặt bít tất của mình,/ bèn viết thêm :// "Em còn giặt bít tất.//"LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 33. 	Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này?// Tôi nhìn xung quanh,/ mọi người vẫn viết.// Lạ thật,/ các bạn viết gì mà nhiều thế?// Tôi cố nghĩ,/ rồi viết tiếp:// “Em giặt cả áo lót,/ áo sơ mi và quần.//" Cuối cùng,/ tôi kết thúc bài văn của mình:// "Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn,/ để mẹ đỡ vất vả.// "LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 44. 	Mấy hôm sau,/ sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi://	- Cô-li-a này!// Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!//	Tôi tròn xoe mắt.// Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.//Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA(Tiếng Việt 3, 1995)THI ĐỌCThứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020Tập đọcBài tập làm vănTÌM HIỂU BÀI1. Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào ? Cô giáo ra cho lớp đề văn : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ".2. Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn ? Cô-li-a thấy khó viết bài văn vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc để dành thời gian cho bạn ấy học tập.TÌM HIỂU BÀI3. Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra ? Thấy các bạn viết dài, Cô-li-a cũng cố kéo dài bài mình ra bằng cách viết vài việc mình mới làm qua một, hai lần, những việc bạn ấy chưa từng làm và cả những điều mà có lẽ từ trước đến nay bạn ấy chưa nghĩ tới là: "Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả".TÌM HIỂU BÀI4. Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo :a) Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên ? Lúc đầu, nghe mẹ bảo mình đi giặt quần áo, Cô-li-a tròn xoe mắt tỏ vẻ rất ngạc nhiên vì cậu chưa bao giờ làm việc này.b) Sau đó, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ? Sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ, vì bạn ấy chợt nhớ ra mình đã viết điều này trong bài tập làm văn, lời nói phải đi đôi với việc làm!Nội dung câu chuyện này là gì? 	Lời nói phải đi đôi với việc làm. 	Học phải gắn với hành.KỂ CHUYỆN1. Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn:Thứ tự đúng là 3 - 4 - 2 - 112342. Kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em.Đoạn 1: Cô giáo giao cho lớp Cô-li-a đề văn: "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?". Đề văn khiến cậu phải lúng túng mất một hồi lâu thì mới bắt đầu viết được một vài việc cậu từng làm giúp mẹ như: quét nhà, rửa bát đĩa, giặt khăn mùi soa.Đoạn 2: Rồi cậu thấy bí vì khi ở nhà, mẹ thường làm mọi việc để dành cho cậu thời gian học bài. Thấy Liu-xi-a đang viết lia lịa, cậu ấy viết thêm: "Em còn giặt bít tất". 12Đoạn 3: 	Cô-li-a đã viết được vài câu nhưng rồi bạn ấy lại nghĩ: chẳng lẽ một bài văn ngắn ngủn thế này mà cũng đem nộp cho cô giáo hay sao? Cô-li-a đưa mắt nhìn xung quanh thấy ai cũng đang hí hoáy viết và bài của bạn nào cũng có vẻ dài hơn bài của mình. Cô-li-a cố nhớ lại những chuyện mẹ vẫn làm ở nhà và viết tiếp : "Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần". Sau cùng, Cô-li-a còn nghĩ ra được một ý hay mà bạn tự thấy rất thú vị để làm phần kết cho bài văn: "Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả".3Đoạn 4: 	Mấy hôm sau, vào buổi sáng chủ nhật, mẹ Cô-li-a bảo cậu giặt áo sơ mi và quần. Cậu rất bất ngờ nhưng rồi lại vui vẻ nhận lời vì đó là những điều cậu đã nói trong bài tập làm văn. 4THI KỂ CHUYỆN1432Nhìn tranh, kể lại nội dung câu chuyện bằng lời của em.TẠM BIỆT CÁC EM

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_doc_khoi_3_tiet_16_17_bai_tap_lam_van.ppt