Bài giảng Tập đọc + Kể chuyện 3 - Tiết 40, 41: Người liên lạc nhỏ
- Kim Đồng (1928-1943): người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi.
- Ông ké: người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc).
- Nùng: một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc.
- Tây đồn: tên quan Pháp chỉ huy đồn.
- Thầy mo: thầy cúng ở miền núi.
- Thong manh: (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc + Kể chuyện 3 - Tiết 40, 41: Người liên lạc nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎTẬP ĐỌCTIẾT 40, 41KIỂM TRA BÀI CŨCỬA TÙNG1. Nơi dòng Bến Hải gặp biển gọi là gì? a Cầu Hiền Lương. b Cửa Tùng. c Bãi biển đẹp.KIỂM TRA BÀI CŨCỬA TÙNG2. Bãi cát ở đây được ngợi ca là gì?a Công chúa của các bãi tắm.b Bãi tắm đẹp nhất Việt Nam.c Bà Chúa của các bãi tắm.KIỂM TRA BÀI CŨCỬA TÙNG3. Nội dung bài Cửa Tùng nói về điều gì?a Vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.b Vẻ đẹp của bãi tắm nơi đây.c Vẻ kì diệu của nước biển.NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎThứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020Tập đọc* Đọc đúng:-điểm hẹn, -mỉm cười, -hiền hậu, -gậy trúc, -nhanh nhẹn, -lững thững, LUYỆN ĐỌC TỪ-ven đường, -quãng suối, -huýt sáo, -thản nhiên, -chốc lát,-tráo trưng, -thong manh,-sáng rực.Giải nghĩa từ:- Kim Đồng (1928-1943): người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi.- Ông ké: người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc).- Nùng: một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc.- Tây đồn: tên quan Pháp chỉ huy đồn.- Thầy mo: thầy cúng ở miền núi.- Thong manh: (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 11. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu: - Nào, bác cháu ta lên đường! Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 22. Đến quãng suối,/ vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần.// Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo.// Ông ké dừng lại,/ tránh sau lưng một tảng đá.// Lưng đá to lù lù,/ cao ngập đầu người.// Nhưng lũ lính đã trông thấy.// Chúng nó kêu ầm lên.// Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.//LUYỆN ĐỌC ĐOẠN 33. Nghe đằng trước có tiếng hỏi:// - Bé con đi đâu sớm thế?// Kim Đồng nói:// - Đón thầy mo này/ về cúng cho mẹ ốm.// Trả lời xong,/ Kim Đồng quay lại,/ gọi:// - Già ơi!// Ta đi thôi!// Về nhà cháu còn xa đấy!// Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh.// Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng.// Những tảng đá ven đường sáng rực lên như vui trong nắng sớm.//Theo Tô HoàiTHI ĐỌCNGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ TÌM HIỂU BÀI1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ làm giao liên, dẫn đường, bảo vệ cán bộ, đưa cán bộ đến địa điểm mới.TÌM HIỂU BÀI2. Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng? Bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng, bác cán bộ phải làm như vậy để che mắt địch.TÌM HIỂU BÀI3. Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? Cách đi đường của hai bác cháu được bố trí như sau: Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững đi sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người trước làm hiệu, người sau tránh vào ven đường.TÌM HIỂU BÀI4. Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch. Sau đây là các chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng: Gặp địch, Kim Đồng không hề sợ hãi mà vẫn thản nhiên huýt sáo làm hiệu. Khi giặc hỏi, Kim Đồng nhanh trí trả lời ngay: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm. Kim Đồng đã lừa địch bằng cách quay lại gọi: "Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa lắm đấy!". Sự mưu trí ấy làm cho giặc tưởng rằng đó chính là thầy mo thật.NỘI DUNGKim Đồng là một cậu bé liên lạc mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ, là tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Nội dung bài tập đọc này là gì?KỂ CHUYỆNDựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện “Người liên lạc nhỏ”KỂ CHUYỆNTranh 1 Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ quan trọng. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.KỂ CHUYỆNTranh 2 Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.KỂ CHUYỆNTranh 3 Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách xoi mói : “Bé con đi đâu mà sớm thế?" Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: “Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi “ông thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.KỂ CHUYỆNTranh 4 Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.THI KỂ CHUYỆNNGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ1. Chi tiết nào nói chưa đúng về anh Kim Đồng?a Đó là một cậu bé dân tộc Dao.b Quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.c Tên thật là Nông Văn Dền.d Cả b và cCỦNG CỐ2. Khi gặp lính Tây giữa đường, Kim Đồng đã làm gì?a Sợ hãi, thất thần.b Lúng túng, không biết phải làm thế nào.c Bình tĩnh huýt sáo báo hiệu cho bác cán bộ.CỦNG CỐ3. Anh Kim Đồng có những phẩm chất tốt đẹp gì?Nhanh tríNhút nhát Dũng cảmCả a và c đều đúng.CỦNG CỐ4. Nội dung của câu chuyện nói về điều gì?a. Sự nguy hiểm, gian nan của cán bộ chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.b. Ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của anh Kim Đồng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.c. Ca ngợi sự nhanh trí của ông Ké và anh Kim Đồng.CỦNG CỐDẶN DÒ-Đọc nhiều lần nội dung bài tập đọc.-Trả lời lại các câu hỏi đã học.-Tập kể lại nội dung câu chuyện.Xem trước bài: “NHỚ VIỆT BẮC”TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂYLÀ KẾT THÚC.CHÚC CÁC EM LUÔN HỌC GIỎI,CHĂM, NGOAN.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tap_doc_ke_chuyen_3_tiet_40_41_nguoi_lien_lac_nho.ppt