Bài giảng Tập đọc + Kể chuyện 3 - Người liên lạc nhỏ - Giáo viên: Nguyễn Thị Mộng Thùy

Bài giảng Tập đọc + Kể chuyện 3 - Người liên lạc nhỏ - Giáo viên: Nguyễn Thị Mộng Thùy

 Kim Đồng (1928-1943): Người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền. Quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là đội viên thiếu niên tiền phong đầu tiên ở nước ta. Anh làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho cán bộ cách mạng. Anh hy sinh lúc 15 tuổi. Mộ Kim Đồng được xây ở Nà Mạ bên cạnh đường số 4, trên đường từ thị xã Cao Bằng đến Pác Bó.

 

ppt 28 trang thanhloc80 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc + Kể chuyện 3 - Người liên lạc nhỏ - Giáo viên: Nguyễn Thị Mộng Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌCNgười liên lạc nhỏGiáo viên: Nguyễn Thị Mộng ThùyKIỂM TRA BÀI CŨĐọc nối tiếp bài: Cửa TùngANH EM MỘT NHÀTập đọc – Kể chuyệnNgười liên lạc nhỏCao Bằng Kim Đồng (1928-1943): Người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền. Quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là đội viên thiếu niên tiền phong đầu tiên ở nước ta. Anh làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho cán bộ cách mạng. Anh hy sinh lúc 15 tuổi. Mộ Kim Đồng được xây ở Nà Mạ bên cạnh đường số 4, trên đường từ thị xã Cao Bằng đến Pác Bó. Luyện đọc đoạn* Ngắt câu: 	Nào, bác cháu ta lên đường!	Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!	Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh.* Giải nghĩa từ:- Kim Đồng:- Ông ké:- Nùng:- Tây đồn:- Thầy mo:- Thong manh: Tìm hiểu bài	Câu 2. Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?	Câu 1.Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?	- Vì đây là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để che mắt địch, làm chúng tưởng ông là người địa phương.	- Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.	Câu 3. Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?	- Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường.	Câu 4: Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí của Kim Đồng khi gặp địch?	- Gặp địch không bối rối, bình tĩnh huýt sáo.	- Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: “Già ơi! Ta đi thôi!”	- Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh: “Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.”* Qua bài tập đọc em thấy Kim Đồng là người thế nào?Nội dung:	Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.LUYỆN ĐỌC LẠIKể chuyện* Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện: Người liên lạc nhỏ.* Dựa vào tranh, kể lại một đoạn câu chuyện: Người liên lạc nhỏ. Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.  Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.* Dựa vào tranh, kể lại một đoạn câu chuyện: Người liên lạc nhỏ. Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách soi mói : Bé con đi đâu mà sớm thế ?" Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông "thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.* Dựa vào tranh, kể lại một đoạn câu chuyện: Người liên lạc nhỏ. Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.* Dựa vào tranh, kể lại một đoạn câu chuyện: Người liên lạc nhỏ.* Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện: Người liên lạc nhỏ.Tượng đài Kim ĐồngMộ Kim ĐồngTem thư Kim ĐồngCHÀO CÁC EM !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_doc_ke_chuyen_3_nguoi_lien_lac_nho_giao_vien_n.ppt