Bài giảng Tập đọc 3 - Cuộc họp chữ viết - Giáo viên: Trần Tuyết Mai

Bài giảng Tập đọc 3 - Cuộc họp chữ viết - Giáo viên: Trần Tuyết Mai

 Tập đọc: Cuộc họp của chữ viết

 Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác Chữ A dõng

 dạc mở đầu:

 - Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú

 lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”

 Có tiếng xì xào:

 - Thế nghĩa là gì nhỉ?

 - Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.”

 Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

 - Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

 Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

 - Ẩu thế nhỉ !

 Bác Chữ A đề nghị:

 - Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lạị câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?

 Phỏng theo Trần Ninh Hồ

 

ppt 19 trang thanhloc80 2560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập đọc 3 - Cuộc họp chữ viết - Giáo viên: Trần Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỘC HỌP CHỮ VIẾTGIÁO VIÊN:TRẦN TUYẾT MAI NÀM KIỂM TRA BÀI CŨ- Ai là “người lính dũng cảm” trong truyện này? Vì sao?* Đọc nối tiếp bài: Người lính dũng cảm.Bài 5C: Cuộc họp của chữ viếtThứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020Tiếng Việt Tập đọc: Cuộc họp của chữ viết Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác Chữ A dõng dạc mở đầu: - Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.” Có tiếng xì xào: - Thế nghĩa là gì nhỉ? - Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.” Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói: - Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Cả mấy dấu câu đều lắc đầu: - Ẩu thế nhỉ ! Bác Chữ A đề nghị: - Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lạị câu văn một lần nữa đã. Được không nào ? Phỏng theo Trần Ninh HồThứ tư ngày 07 tháng 10 năm 2020 Luyện đọc: - dõng dạc - hoàn toàn - mũ sắt - lấm tấmĐoạn 1: từ đầu đến Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.Đoạn 2: từ Có tiếng xì xào đến Trên trán lấm tấm mồ hôi.Đoạn 3: từ Tiếng cười rộ lên đến Ẩu thế nhỉ!Đoạn 4: còn lại. Tìm hiểu bài: Cuộc họp của chữ viếtTrần Ninh HồThứ tư ngày 07 tháng 10 năm 2020 Thưa các bạn!// Hôm nay,/chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn em viết thế này:// “Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc mũ sắt dưới chân.// Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”// Tập đọc:Cuộc họp của chữ viếtTrần Ninh HồLuyện đọc đoạn: Luyện đọc: - dõng dạc - hoàn toàn - mũ sắt - lấm tấmĐoạn 1: từ đầu đến Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.Đoạn 2: từ Có tiếng xì xào đến Trên trán lấm tấm mồ hôi.Đoạn 3: từ Tiếng cười rộ lên đến Ẩu thế nhỉ!Đoạn 4: còn lạiThứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020Tập đọc:Cuộc họp của chữ viếtTrần Ninh Hồ Tìm hiểu bài: - dõng dạc - lấm tấm Tìm hiểu bàiCâu 1. Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? - Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.Câu 2. Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng? - Cuộc họp đề ra cách giao cho anh Dấu Chấm, yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.Câu 3: Tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp: a) Nêu mục đích cuộc họp. b) Nêu tình hình của lớp. c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó. d) Nêu cách giải quyết. e) Giao việc cho mọi người.a) Nêu mục đích cuộc họp.b) Nêu tình hình của lớp.c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.d) Nêu cách giải quyết.e) Giao việc cho mọi người. Hôm nay chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.Có đoạn văn em viết thế này : “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.” Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ chú ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu chấm câu. Hoàng phải đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa trước khi Hoàng định chấm câu.	Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.Nội dung THI ĐỌC“ - Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắc dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồi hôi.” - Thưa các bạn!// Hôm nay,/ chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.//Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn/ em viết thế này:// “Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc mũ sắc dưới chân.// Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồi hôi.”// * Qua bài em thấy dấu chấm câu có tác dụng như thế nào? + Dấu chấm câu giúp ngắt các câu văn đúng, rành mạch, rõ ràng từng ý.CHÀO CÁC EM !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_doc_3_cuoc_hop_chu_viet_giao_vien_tran_tuyet_m.ppt