Bài giảng môn Tập làm văn 3 - Tuần 23: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật

Bài giảng môn Tập làm văn 3 - Tuần 23: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật

1. Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Gợi ý:

a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc.?

b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?

c) Em cùng xem những ai?

d) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?

e) Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.

 

ppt 17 trang thanhloc80 2350
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tập làm văn 3 - Tuần 23: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN TUẦN 23KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT16/05/2021Thứ bảy ngày 20 tháng 2 năm 2021Tập làm vănKể lại một buổi biểu diễn nghệ thuậtThứ 7 ngày 20 tháng 2 năm 2021Tập làm vănKể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật1. Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.Gợi ý:a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc..?b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?c) Em cùng xem những ai?d) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?e) Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.16/05/2021Quan sát những bức ảnh dưới đây và cho biết: Họ là ai? Họ đang làm gì?Thứ 7 ngày 20 tháng 2 năm 2021Tập làm vănKể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật- ë nhµ h¸t, r¹p xiÕc, cung văn ho¸, s©n khÊu ngoµi trêi, v­ưên hoa, s©n trư­êng - Nh©n ngµy Quèc Kh¸nh, Ngµy Quèc tÕ thiÕu nhi 1-6Em đi xem cùng bố mẹ, anh chị, bạn bè, 2. Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết một đoạn văn ( từ 10 đến 12) câu kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.Để viết tốt một đoạn văn về 1 buổi biểu diễn nghệ thuật :+ Diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân cách các câu cho bài rõ ràng. + Mở đoạn phải giới thiệu được tên của buổi biểu diễn nghệ thuật đó là gì?+ Thân đoạn phải kể được nội dung của buổi biểu diễn và tiết mục con yêu thích nhất là gì?+ Kết đoạn phải nêu được cảm xúc của con sau khi xem buổi biểu diễn đó. Ví dụ 1 Ngày 20-11 vừa qua, trường em tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Mở đầu chương trình, cô Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn múa của các bạn nữ lớp em là hay nhất. Tiếp đến là bản nhạc không lời của thày Long.Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em ai cũng im lặng lắng nghe. Khi tiếng đàn vừa dứt, những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy vỗ tay cổ vũ. Em vui lắm. Em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật, và được thưởng thức âm nhạc thú vị.Ví dụ 2 Mỗi năm, sau tết Nguyên Đán em được bố, mẹ cho đi xem xiếc tại Nhà văn hóa xã. Khi đến nơi em gặp các bạn trong lớp đều đi xem rất đông. Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục. Có một nhà ảo thuật đi xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, có chú nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành rất to,hất lên hất xuống rất tài tình. Em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu. Nhà ảo thuật Hà An như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn, vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay. Cả rạp tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi .Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn . Ví dụ 3 Cuối tuần vừa rồi, cô giáo cho lớp em đến xem múa rối nước ở xã Hồng Phong. Đây là sân khấu rối có từ lâu và rất quen thuộc với thiếu nhi huyện Ninh Giang. Vừa bước vào sân đình, chúng em đã nghe thấy tiếng đàn, tiếng sáo kèm theo đó là lời mời vui nhộn của chú Tễu. Xem trên tờ quảng cáo dựng phía trước đình, chúng em có thể biết được hôm nay diễn vở Thạch Sanh, một câu chuyện cổ tích mà chúng em đã được nghe kể nhiều lần. Tất cả mọi người đều chăm chú theo dõi. Khi Thạch Sanh đánh trăn tinh, xuống hang đánh đại bàng cứu công chúa, ai cũng hồi hộp nín thở. Cảm xúc chuyển sang tức tối, căm giận khi Thạch Sanh liên tục bị Lý Thông hãm hại và cướp công. Nhưng cuối cùng tất cả đều hả hê thỏa mãn khi Thạch Sanh trở thành phò mã còn Lý Thông bị sét đánh chết. Đúng thật là một tiết mục đặc sắc, chiếm trọn cảm xúc của người xem. Chúng em ra về chỉ tiếc mãi một điều là chưa được bắt tay chú rối Thạch Sanh và công chúa. Em hứa sẽ cùng các bạn trong lớp cố gắng học thật tốt, được nhiều hoa điểm tốt để năm nào cũng được cô đưa ®i xem biểu diễn nghệ thuật.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_tap_lam_van_3_tuan_23_ke_lai_mot_buoi_bieu_die.ppt