Bài giảng Đạo đức lớp 3 - Tiết 15: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 2)

Bài giảng Đạo đức lớp 3 - Tiết 15: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 2)

HOẠT ĐỘNG 4: LỰA CHỌN PHÙ HỢP

Theo em hành vi, việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm đối với hàng xóm láng giềng?

a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.

b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.

c) Bấm chuông của nhà hàng xóm để trêu đùa.

d) Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.

đ) Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.

e) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.

g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm.

 

ppt 22 trang thanhloc80 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đạo đức lớp 3 - Tiết 15: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN TÂM GIÚP ĐỠHÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG(TIẾT 2) ĐẠO ĐỨC TIẾT 15KIỂM TRA BÀI CŨQUAN TÂM GIÚP ĐỠHÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG (TIẾT 1)Điền từ thích hợp vào chỗ trống: láng giềng, gần gũi, giúp đỡ, hoạn nạn, tắt lửa, tương giao. 	Hàng xóm là những người sống bên cạnh, .. với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, . họ lúc khó khăn, ... Người xưa đã nói chớ quên,Láng giềng . tối đèn có nhau. Giữ gìn tình nghĩa.. ,Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.láng giềnggần gũigiúp đỡhoạn nạntắt lửatương giaoĐạo đứcQUAN TÂM GIÚP ĐỠHÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG(TIẾT 2)HOẠT ĐỘNG 4: 	LỰA CHỌN PHÙ HỢP	Theo em hành vi, việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm đối với hàng xóm láng giềng?a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.c) Bấm chuông của nhà hàng xóm để trêu đùa.d) Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.đ) Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.e) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm.Nên làmKhông nên làma) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.d) Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.c) Bấm chuông của nhà hàng xóm để trêu đùa.e) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.đ) Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm.----HOẠT ĐỘNG 5: XỬ LÝ TÌNH HUỐNGEm sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?a) Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi con gái bác đang làm ngoài đồng.b) Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm. Bác nhờ em trông nhà giúp.c) Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm.d) Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khác nhờ em chuyển giúp cho bác Hải lá thư.TÌNH HUỐNGCÁCH XỬ LÝĐến xem tình trạng sức khỏe của bác như thế nào? Nếu nhẹ thì dìu bác nghỉ, cho bác uống thuốc. Nếu nặng thì đưa bác đi viện trước rồi mới gọi con gái bác về để tránh nguy hiểm khi không có ai trông bác.Đồng ý trông nhà giúp bác Nam nếu rảnh rỗi vì hàng xóm nên giúp đỡ nhau.Bảo các bạn nên chú ý lại chút để không làm phiền hàng xóm đang bị ốm.aEm đồng ý nhận thư hộ bác Hải.bcdHOẠT ĐỘNG 6:	Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn những truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh, về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.CA DAO, TỤC NGỮ	Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.	Bán anh em xa mua láng giềng gần.Đôi bên là kẻ thuộc quenTrong cơn tối lửa tắt đèn có nhau.Nước xa khó chữa cháy gần, Người thân xa, kém hương lân gần kề.Hồn quê sóng sánh chè xanhTình làng nghĩa xóm hóa thành biên niên.Người xưa đã nói chớ quên,Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau. Giữ gìn tình nghĩa tương giao,Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.TRUYỆNTư Mã Huy cho đi con lợn của mình	Tư Mã Huy thời Đông Hán là một học giả nổi tiếng. Ông rất giỏi trong việc phát hiện ra những nhân tài trẻ tuổi mà có đức. Một hôm, người hàng xóm của ông mất một con lợn. Thật trùng hợp thay, con lợn của Tư Mã Huy rất giống với con lợn bị mất ấy. Người hàng xóm lầm tưởng rằng con lợn của Tư Mã Huy là con lợn của anh ta. Tư Mã Huy không tranh cãi với anh ta, mà thay vào đó, ông nói: “Nếu nó là của anh, thì cứ lấy đi”. Người hàng xóm mang ngay con lợn về.	Vài ngày sau, người hàng xóm tìm thấy con lợn của mình ở một chỗ khác. Anh ta cảm thấy rất xấu hổ và mang con lợn trả lại cho Tư Mã Huy. Tư Mã Huy an ủi anh, nói rằng những nhầm lẫn như vậy là chuyện thường tình giữa hàng xóm với nhau. Hơn nữa, Tư Mã Huy còn khen ngợi anh ta vì đã hiểu ra chuyện và sẵn lòng sửa chữa lỗi làm. Người hàng xóm rất cảm động. Sau này, người ta gọi Tư Mã Huy là “Thủy Kính tiên sinh”. Đó là lời ngợi ca đức tính ngay thẳng và trong sáng như thủy tinh của ông.TỬ NHỮ ĐẠO KHOAN DUNG ĐỘ LƯỢNG VỚI HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG	Tử Nhữ Đạo thời nhà Nguyên sống ở huyện Tề Hà thành Đức Châu thuộc tỉnh Sơn Đông. Ông luôn vui vẻ làm việc thiện, và nổi tiếng khắp quê nhà vì lòng tốt của mình. Một đồng hương của ông tên là Lưu Hiển và một số người nữa, quá nghèo khổ không tìm nổi kế sinh nhai. Tử Nhữ Đạo cắt cho họ mỗi người một mảnh ruộng, để họ có thể cho nông dân thuê mà kiếm chút tiền. Tử Nhữ Đạo lấy lại đất khi những người này qua đời. Một năm, khi bệnh dịch lan rộng, người ta nói rằng có một loại dưa hấu có thể chữa lành bệnh bằng cách khiến cho người ta ra mồ hôi như tắm. Tử Nhữ Đạo mua loại dưa đó với số lượng lớn, cùng với nhiều thực phẩm khác, và mạo hiểm bất chấp bệnh dịch để tự mình phân phát dưa tới từng nhà dân trong khu dịch bệnh. Vì thế ông đã cứu được rất nhiều người.	Nhiều khi vào mùa xuân, ông lấy lúa mì và cao lương đã xay của mình đem cho những người thiếu đói. Ông cho phép họ trả lại ông sau mùa thu hoạch mà không tính chút lợi tức nào. Nếu mùa màng thất bát và người ta không thu hoạch đủ để trả lại ông, Ti Nhữ Đạo sẽ đốt giấy nợ đi và bảo họ đừng bận tâm gì cả. Ông bảo gia quyến của mình rằng: “Tích trữ thóc lúa vốn là để phòng ngừa nạn đói. Vì thế, nếu gặp năm mùa màng thất bát, chúng ta phải giúp đỡ những người hàng xóm kém may mắn hơn”.TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM	Từ ngày mua nhà ở xóm tôi, vợ chồng ông bà Thành hầu như chẳng được lòng bà con xóm giềng. Vì ông bà thường xuyên đóng chặt cổng, chẳng quan hệ với ai. Ông bà về hưu, nhà có một cậu con trai lập nghiệp ở Hà Nội, nên thỉnh thoảng ông bà lại về dưới đó với con cháu.	Ngay vợ chồng người con trai, mỗi lần về thăm bố mẹ cũng không chào hỏi hàng xóm lấy một câu. Lỡ có giáp mặt ai đó, từ ông bà đến anh con trai chỉ lạnh lùng gật đầu chào. Những hoạt động của cộng đồng, các cuộc vui mừng nhà mới, kể cả việc ủng hộ đám trẻ trong xóm tổ chức vui Tết Trung thu, ông bà cũng từ chối, với lý do: Chúng tôi chưa chuyển khẩu về đây, hoặc: "Chúng tôi cũng không định ở đây lâu dài. Một vài năm chúng tôi về Hà Nội với các cháu thôi, mọi người thông cảm". Biết tính ông bà như vậy, mọi người cũng chỉ lắc đầu, rồi lâu dần chẳng ai bận tâm nữa.Vì không ai bận tâm nên sự kiện ông Thành bị bệnh hiểm nghèo, lúc đầu chẳng mấy ai biết. Chỉ thấy ông bà vắng nhà lâu lâu. Và ngôi nhà ba tầng đồ sộ đóng cửa im ỉm cũng không gây sự chú ý. Rồi ai đó nghe đồn, về nói với mọi người: Ông Thành bị ung thư, đang điều trị ở Bệnh viện K. Thế là không ai bảo ai, bà con trong xóm bỗng thấy mủi lòng. Chị Hà bỗ bã: Ông bà này ăn ở chán quá, chắc trời không thương! Lập tức bị bà Tần mắng cho: Phỉ phui cái mồm nhà chị, mạng sống là quan trọng, nào ai muốn bệnh tật đâu chứ! Chừng hai tháng sau, vợ chồng ông Thành về nhà. Thấy ông rụng hết cả tóc, da dẻ xanh xao, chống gậy xuống xe, còn bà Lan vợ ông gầy sọp đi, lễ mễ xách đồ đạc.	Vợ chồng anh con trai ông Thành đưa bố mẹ về, ở đến chiều rồi lại đi. Thỉnh thoảng anh chị mới về, còn ngày ngày, vẫn chỉ hai ông bà chăm nhau.	Nhìn gia cảnh ông bà Thành, không ai bảo ai, người xóm tôi mở lòng hơn bao giờ hết. Sáng sáng, bà Loan, bà Tần xách làn đi chợ, thường hỏi vọng vào xem ông bà Thành có gửi mua cái gì không. Chị Thôi có mảnh vườn nhỏ, trồng được ít rau sạch, thỉnh thoảng lại đem sang: Biếu bác ăn cho lành. Anh Trung bác sĩ ngày nào về sớm cũng qua lại hỏi han bệnh tình của ông và tư vấn về cách dùng thuốc, cách bổ sung dinh dưỡng. Bọn trẻ vốn hay đá bóng trên khoảnh đất rộng trước cửa nhà ông Thành có vẻ cũng ý tứ hơn, chúng kéo nhau ra tận đầu ngõ. Sự quan tâm thăm hỏi của bà con xóm giềng, khiến vợ chồng ông Thành cũng thân thiện hơn. Căn nhà đồ sộ cũng như chủ nhân của nó, không còn im ỉm như trước. Sau mấy đợt điều trị hóa chất, bệnh tình ông Thành cũng có vẻ ổn định, sức khỏe ông dần dần phục hồi.	Một thời gian sau, ông bà Thành bán nhà để về Hà Nội với con cháu. Ðiều bất ngờ là trước khi chuyển nhà, bà Lan lại dắt vợ chồng người con trai đi chào từng nhà hàng xóm. Gặp ai, bà cũng nắm tay rưng rưng, vợ chồng người con trai cũng không còn vẻ lạnh lùng như trước. Họ cảm ơn những người láng giềng đã giúp đỡ bố mẹ họ khi họ ở xa, chưa có điều kiện đón về. Và bà con xóm tôi cũng chợt nhận ra sự xa cách giữa họ với gia đình ông Thành đã không còn bởi sự sẻ chia của tình làng nghĩa xóm. LƯƠNG BẢOHÌNH ẢNHTÌNH LÀNG NGHĨA XÓMGHI NHỚ	Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn. Người xưa đã nói chớ quên,Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau. Giữ gìn tình nghĩa tương giao,Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.CỦNG CỐ1. Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ Liệt sĩ, mấy hôm nay bà bị ốm nặng. Em sẽ làm gì?a. 	Cùng mẹ đến chăm sóc bà.b. 	Mặc kệ, vì bà không liên quan 	gì đến mình.CỦNG CỐ2. Đi học về gần đến nhà, gặp chú thương binh đang đi tìm nhà người quen. Em sẽ làm gì?a. 	Vẫn đi tiếp về nhà.b. 	Giúp chú tìm nhà người quen.TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂYLÀ KẾT THÚC.CHÚC CÁC EM LUÔN HỌC GIỎI,CHĂM, NGOAN.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dao_duc_lop_3_tiet_15_quan_tam_giup_do_hang_xom_la.ppt